Nội dung liên quan Xã Phú Thuận, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Tin Trong Nước
Báo Nhân Dân,
Thừa Thiên Huế: Đăng kiểm tàu cá nhận hối lộ gây hậu quả như thế nào?
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
17:40:07 03/10/2024
theo đường link
https://nhandan.vn/thua-thien-hue-dang-kiem-tau-ca-nhan-hoi-lo-gay-hau-qua-nhu-the-nao-post834605.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
NDO - Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế hôm nay công bố những vi phạm cần phải xử lý theo quy định pháp luật của nhóm cán bộ phụ trách công tác đăng kiểm tàu cá của Chi cục Thủy sản tỉnh. Theo đó, nhóm đối tượng này từ năm 2019-2022 đã có hành vi thông đồng, cấu kết, nhận hối lộ của ngư dân để "hợp thức hóa hồ sơ cải hoán tàu cá nhằm nâng công suất máy tàu không đúng quy định". Tàu cá trong số được các đăng kiểm viên bỏ qua lỗi thường là tàu đăng ký đi biển xa, dài ngày. Tin từ Cơ quan điều tra xác định nhóm đối tượng Nguyễn Văn Bôn, Trưởng phòng tàu cá; Nguyễn Hải Thụy, Trưởng phòng thanh tra, kiểm ngư; Trần Chuối, Ngô Văn Tuấn, điều kiêm nhiệm làm đăng kiểm viên cùng Phạm Bá Hiếu, nguyên Giám đốc Công ty tàu thuyền An Thuận, Thuận An, thành phố Huế "trong quá trình làm nhiệm vụ đã móc nối, thông đồng và câu kết với các đơn vị cấp chứng thư giám định máy tàu, cơ sở thi công cải hoán tàu cá rồi nhận tiền của các ngư dân và thực hiện việc hợp thức hóa hồ sơ cải hoán tàu cá nhằm nâng công suất máy tàu không đúng quy định". Trước đó, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Nhân Dân với một số chủ tàu cá ở xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế thì từ khi Nhà nước có chủ trương hỗ trợ tiền dầu cho ngư dân vươn khơi bám biển theo quyết định 48/2010, một số chủ tàu đã hoán cải máy bằng cách lắp thêm một máy phụ. Dù máy này không có chân vịt riêng, và cũng không thể chạy cùng lúc với máy chính để đẩy thuyền, nhưng sau khi hoán cải, tàu cá của họ đã được nâng công suất bằng công thức tính tổng của máy chính và máy phụ. Sau khi được các cán bộ của Chi cục Thủy sản tỉnh hỗ trợ, hợp thức hóa hồ sơ trái quy định, số ngư dân này đã đăng ký đi biển xa, dài ngày và lập hồ sơ, nhận tiền hỗ trợ xăng dầu không đúng với công suất thực tế của máy tàu, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước. Hiện cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 3 đăng kiểm viên gồm Nguyễn Văn Bôn, Trần Chuối, Ngô Văn Tuấn và nguyên Giám đốc công ty tàu thuyền An Thuận Phạm Bá Hiếu. Riêng bị can Nguyễn Hải Thụy được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú vì đang chữa bệnh. Cơ quan công an cho biết vụ án đang được điều tra mở rộng.