Nội dung liên quan Thành phố Đà Nẵng, Tin Trong Nước
Báo Tài nguyên & Môi trường,
Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hướng đến nền kinh tế xanh
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
06:04:03 20/09/2024
theo đường link
https://baotainguyenmoitruong.vn/thuc-day-su-dung-nang-luong-tiet-kiem-va-hieu-qua-huong-den-nen-kinh-te-xanh-380316.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Lan Anh (TN&MT) - Sáng ngày 19/9, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Hội nghị sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện Bộ Công thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững), đại diện các Bộ, ngành liên quan, UBND TP. Đà Nẵng, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố, các trung tâm khuyến công, trung tâm tiết kiệm năng lượng các tỉnh/thành phố, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, lĩnh vực sản xuất bền vững và tiêu dùng tại các tỉnh, thành trên toàn quốc. Nỗ lực chuyển đổi hướng đến nền kinh tế xanh Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương) cho biết, những năm qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách nhằm chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển dịch năng lượng, hướng đến một nền kinh tế xanh, tuần hoàn và phát triển bền vững. Bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững phát biểu tại Hội nghị Trong bối cảnh kể từ năm 2015, Việt Nam đã chuyển từ nước xuất khẩu năng lượng sang nhập siêu về năng lượng và ngày càng phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch nhập khẩu; việc đầu tư phát triển các dự án nguồn và lưới điện đỏi hỏi nguồn lực rất lớn của xã hội; và các nguồn năng lượng tái tạo có giá thành còn cao cũng như bị giới hạn về tỉ trọng công suất trong hệ thống điện do các rào cản kỹ thuật trong việc vận hành ổn định hệ thống. “Do đó, việc sử dụng điện, năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng điện, bảo vệ nguồn tài nguyên năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.”- bà Nguyễn Thị Lâm Giang nhấn mạnh. Bên cạnh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ Công Thương đã và đang triển khai mạnh mẽ Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030. Chương trình tiếp cận theo vòng đời sản phẩm từ khâu khai thác, thiết kế, chế biến, sản xuất, tiêu dùng, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và thải ra môi trường và hướng đến nền kinh tế tuần hoàn. Hội nghị Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024 Đây là chương trình tiếp cận theo hướng toàn diện và theo xu hướng thế giới nhằm bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liêu. Chương trình không chỉ khuyến khích các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân áp dụng khoa học, công nghệ và thay đổi phương thức quản lý nhằm hướng đến sản xuất xuất bền vững mà còn định hướng và thay đổi hành vi tiêu dùng hướng đến tiêu dùng bền vững tại Việt Nam, qua đó góp phần đạt được các mục tiêu đã đặt ra của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Việc tổ chức các hội nghị này với mong muốn tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng sẽ nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững để cùng nhau thúc đẩy, triển khai mạnh mẽ các hoạt động này từ Trung ương đến địa phương. Các địa phương cam kết Chia sẻ tại Hội thảo, đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng cho biết, phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm hơn 67% tổng phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2020 và sẽ lên tới hơn 73% vào năm 2030 theo kịch bản thông thường. Theo báo cáo đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC), Việt Nam đã cam kết cắt giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021-2030 so với kịch bản thông thường bằng nguồn tự lực trong nước, và có thể tăng lên đến 27% khi nhận được sự hỗ trợ của quốc tế. Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3) đặt mục tiêu: đến năm 2025 có 70% khu công nghiệp và 50% cụm công nghiệp được tiếp cận, áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng; 100% cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm áp dụng hẹ thống quản lý năng lượng; 100% doanh nghiệp vận tải trọng điểm có chương trình phổ biến kỹ năng điều khiển phương tiện, giải pháp kỹ thuật theo hướng tiết kiệm năng lượng; 80 công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh. Không gian triển lãm sản phẩm, công nghệ hỗ trợ tiết kiệm năng lượng được Sở Công Thương Đà Nẵng phối hợp tổ chức Đến nay, đã có 60/63 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP) của địa phương giai đoạn 2020-2025 và giai đoạn đến năm 2030. Ông Nguyễn Văn Trừ, Phó Giám đốc Sở Công thương TP Đà Nẵng khẳng định: Trong hành trình phát triển kinh tế xã hội, địa phương luôn xem việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cùng với sản xuất và tiêu dùng bền vững là những yếu tố then chốt. Thành phố đã ban hành và thực hiện Kế hoạch Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2020-2030, cùng với Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030. Các nhiệm vụ này đã được lồng ghép vào quy hoạch và các dự án phát triển của thành phố, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững trong tương lai. "Chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và hỗ trợ kịp thời từ Bộ Công Thương, cũng như sự phối hợp chặt chẽ với Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững. Điều này giúp thành phố thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và doanh nghiệp về lợi ích của các giải pháp tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và sản xuất xanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và giảm phát thải khí nhà kính"- ông Trừ nhấn mạnh. Nhiều trường học tại Đà Nẵng đã sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời để tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường Lãnh đạo Sở Công Thương Đà Nẵng khẳng định: Sự kiện là cơ hội quý báu giúp các nhà quản lý, chuyên gia đến doanh nghiệp và các tổ chức - có thể cùng nhau thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian qua, cũng như tìm ra các giải pháp cho những thách thức sắp tới. Tôi tin rằng, những kết quả đạt được từ Hội nghị sẽ góp phần hỗ trợ các địa phương triển khai thành công hơn nữa Chương trình quốc gia, qua đó đóng góp thiết thực vào cam kết của Chính phủ Việt Nam về mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.