Báo Đấu thầu,

Thúc đẩy vốn tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 07:56:43 27/09/2024 theo đường link https://baodauthau.vn/thuc-day-von-tin-dung-cho-muc-tieu-tang-truong-post165224.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tác giả:
Xuân Yến
Nam miền Bắc
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(BĐT) - Nhiều ngân hàng đã triển khai các chính sách giảm lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với mức giảm từ 0,5 - 2%, có ngân hàng giảm 50% mức lãi suất đang áp dụng, thời hạn hỗ trợ kéo dài đến những tháng đầu năm 2025.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ của các tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở đất tính đến nay là khoảng 116.000 tỷ đồng. Ảnh: Nhã Chi
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đang nghiên cứu để trình Chính phủ cơ chế về trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, làm cơ sở để xây dựng và thực hiện chính sách giãn, hoãn nợ đối với các khách hàng chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Tại Hội nghị triển khai các giải pháp tín dụng, ngân hàng hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi siêu bão số 3 (Yagi) cuối tuần qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, bão số 3 gây thiệt hại trên 50.000 tỷ đồng, dự báo làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế 0,15%. Tuy bão lũ đã qua đi, nhưng hiện còn rất nhiều địa phương, đặc biệt các tỉnh phía Bắc vẫn đang tích cực ổn định cuộc sống cho người dân.
Theo thống kê mới nhất của ngành ngân hàng, dư nợ của tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở là khoảng 116.000 tỷ đồng, 83.400 khách hàng bị thiệt hại. Trong đó, các tỉnh thành có dư nợ bị thiệt hại lớn là: Yên Bái bị thiệt hại chiếm 18,55% tổng dư nợ, con số này tại Hải Phòng là 10,65%, tại Quảng Ninh là 7%, tại Hải Dương là 8,64%.
Để góp phần xử lý thiệt hại đối với dư nợ bị ảnh hưởng của bão số 3, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn, ngành ngân hàng đang tính toán các chương trình hỗ trợ từ chính nguồn lực của các tổ chức tín dụng thông qua việc hạ lãi suất, tái cơ cấu nợ, giãn, hoãn thời hạn trả nợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân vay mới để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Vietcombank giảm 0,5% lãi suất cho các khách hàng vay vốn sản xuất, kinh doanh ở khu vực bị thiệt hại do bão từ ngày 6/9 đến hết năm nay. Chính sách này áp dụng cho dư nợ hiện hữu và vay mới. Ngân hàng này ước tính gần 20.000 khách hàng với tổng dư nợ 130.000 tỷ đồng được hạ lãi suất, tương ứng mức hỗ trợ 100 tỷ đồng.
Ngân hàng Agribank cho biết, khoảng 12.000 khách hàng với dư nợ 21.000 tỷ đồng bị ảnh hưởng do bão và mưa lũ. Ngân hàng này dự kiến giảm lãi suất đối với khách hàng bị ảnh hưởng với từng mức độ từ 0,5 - 2%.
Ông Phạm Toàn Vượng, Tổng giám đốc Agribank kiến nghị cần sớm ban hành chính sách về cơ cấu lại nợ, gia hạn trả nợ để kịp thời triển khai, tránh tình trạng khoản nợ đã rơi vào “nợ xấu” mới có chính sách. Đồng thời, cần nghiên cứu chính sách cho phép khoanh nợ với thủ tục thực hiện nhanh, gọn.
Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, nhiều người dân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3, thậm chí mất trắng tài sản. Do đó, cần có cơ chế chính sách khoanh nợ với hướng dẫn cụ thể để thuận tiện trong triển khai. Bên cạnh đó, với các khách hàng bị thiệt hại tài sản nặng nề, cần có cơ chế cho vay tín chấp và ưu đãi lãi suất nhiều hơn.
Về các kiến nghị nêu trên, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, NHNN sẽ nghiên cứu và sớm trình Chính phủ các cơ chế liên quan thẩm quyền của Chính phủ về trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Luật Các tổ chức tin dụng năm 2024, tạo cơ sở để xây dựng và ban hành chính sách về giãn, hoãn nợ cho các đối tượng chịu thiệt hại do bão số 3.
“Quan điểm của NHNN là các tổ chức tín dụng cân đối theo năng lực để có chính sách chia sẻ, hỗ trợ phù hợp với các đối tượng theo mức độ thiệt hại. Các tổ chức tín dụng cần chủ động triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, việc triển khai phải được thực hiện công khai, minh bạch, tránh tình trạng trục lợi chính sách. Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, tạo nguồn lực để các tổ chức tín dụng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khôi phục sau bão. Một phần nguồn vốn trong nền kinh tế đang quay vòng, có khả năng sinh lời mà nay bị “đóng băng” do bão thì cần xem xét khoanh nợ. Tuy nhiên, phải có giải pháp để bù lại phần vốn đó, phấn đấu tăng trưởng tín dụng đạt 15% trong năm nay, bảo đảm nguồn vốn cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,8 - 7% của cả năm”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.
Sao chép thành công