Nội dung liên quan Nhật Bản, Tin Quốc Tế

Báo Tin Tức,

Tình hình Trung Đông tiếp sức cho đà tăng của đồng USD

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 16:56:20 02/10/2024 theo đường link https://baotintuc.vn/thi-truong-tien-te/tinh-hinh-trung-dong-tiep-suc-cho-da-tang-cua-dong-usd-20241002163347311.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Đồng USD phiên 2/10 vẫn duy trì mức tăng lớn nhất trong một tuần sau khi xung đột tại Trung Đông leo thang thúc đẩy nhu cầu “trú ẩn an toàn”.
Đồng USD. Ảnh: THX/TTXVN
Chỉ số đồng USD - được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - phiên này ổn định ở mức 101,25 sau khi tăng 0,5% trong phiên 1/10.
Theo giới chuyên gia, những căng thẳng ở Trung Đông vẫn là mối lo ngại chính cho thị trường. Trong bối cảnh đó nhà đầu tư sẽ theo sát diễn biến ở khu vực đó lẫn các động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và tình hình nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giới quan sát nhận định đà tăng gần đây của đồng USD được hỗ trợ bởi dự kiến số liệu việc làm tại Mỹ sẽ cao hơn khi được công bố vào cuối tuần này.
Cũng trên thị trường tiền tệ, đồng euro hầu như không thay đổi so với đồng USD ở mức 1,1069 USD đổi 1 USD. Trước đó trong phiên 1/10, đồng tiền chung châu Âu đã ghi nhận mức giảm lớn nhất trong gần 4 tháng vào thứ Ba là 0,6%.
Đà giảm của đồng euro một phần do những đồn đoán rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 10. Báo cáo mới nhất cho thấy lạm phát Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã giảm nhiều hơn dự kiến xuống còn 1,8% vào tháng 9, củng cố cho những đồn đoán này.
Tại Nhật Bản, đồng yen giảm 0,4% xuống mức 144,14 yen đổi một USD. Sự suy yếu này diễn ra sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda tránh nhắc lại lời cam kết tiếp tục tăng lãi suất và tập trung vào những rủi ro mà nền kinh tế đang phải đối mặt.
Bảng chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Trên thị trường chứng khoán châu Á, các chỉ số chính tăng giảm trái chiều.
Tại Trung Quốc, chứng khoán Hong Kong đã tăng vọt và dễ dàng vượt qua ngưỡng 22.000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 2/2023. Giới giao dịch đã quay trở lại thị trường và tiếp tục mua vào cổ phiếu giá rẻ sau khi Chính phủ Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế vào tuần trước.
Chỉ số Hang Seng phiên này tăng 6,20% tương đương 1.310,05 điểm lên khép phiên ở mức 22.443,73 điểm.
Thị trường Thượng Hải đóng cửa nghỉ lễ kéo dài một tuần.
Các thị trường Singapore và Manila cũng tăng điểm. Nhưng chứng khoán Sydney, Seoul, Wellington, Bangkok và Jakarta lại đi xuống.
Trái ngược với Hang Seng tại Hong Kong, chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo, Nhật Bản đã giảm 2,2% xuống 37.808,76 điểm. Thị trường này vẫn đang trải qua nhiều biến động sau chiến thắng của ông Shigeru Ishiba trong cuộc bầu cử Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền vào cuối tuần trước. Ông Ishiba đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản vào ngày 1/10.
Trước đó, ông Ishiba đã bày tỏ ủng hộ việc BoJ tăng lãi suất và đang để mắt đến khả năng tăng thuế doanh nghiệp.
Thị trường cũng đang chờ đợi số liệu việc làm quan trọng của Mỹ dự kiến được công bố vào cuối tuần. Các nhà đầu tư đang hy vọng tìm thêm tín hiệu về kế hoạch điều chỉnh lãi suất của Fed sau đợt cắt giảm mạnh vào tháng trước.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên 2/10, chỉ số VN-Index giảm 4,36 điểm (0,34%) xuống 1.287,84 điểm. Chỉ số HNX-Index cũng để mất 1,00 điểm (0,42%) xuống 235,05 điểm.
Hương Thủy (TTXVN)
Sao chép thành công