Nội dung liên quan Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước

Báo Công Thương-Tin tức kinh tế cập nhật mới nhất 24h qua,

TP. Hà Nội: Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 04:20:41 18/09/2024 theo đường link https://congthuong.vn/tp-ha-noi-thi-diem-thanh-lap-trung-tam-phuc-vu-hanh-chinh-cong-346559.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ngày 17/9, UBND TP. Hà Nội có tờ trình HĐND Thành phố xem xét, thông qua Đề án thí điểm và quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội.
Theo đó, việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho thành phố Hà Nội, tác động trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp.
Tổ chức và hoạt động thí điểm của Trung tâm được thực hiện trên cơ sở: “Quyết tâm đổi mới - thận trọng triển khai - khả thi, thực tế” với mục tiêu cao nhất phục vụ người dân - doanh nghiệp; thực hiện theo 3 giai đoạn cụ thể. Giai đoạn 1 dự kiến từ ngày 1/10/2024 đến hết ngày 31/3/2025 (được xác định là giai đoạn then chốt, có tính quyết định); Giai đoạn 2 dự kiến từ ngày 1/4/2025 đến hết ngày 30/6/2025 và giai đoạn 3 từ ngày 1/7/2025 trở đi.
Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội sẽ có nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong giải quyết thủ tục hành chính; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); tổ chức thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa, giải quyết, phối hợp giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tổ chức triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp; thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác quản trị nội bộ của Trung tâm; thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Tác động tích cực trong việc thí điểm đề án
Giai đoạn 1, với mô hình tổ chức và hoạt động thí điểm của Trung tâm phục vụ hành chính công, chất lượng các dịch vụ hành chính công được cải thiện. Người dân và doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cơ chế giám sát cùng kết quả của việc tái cấu trúc TTHC sẽ tối ưu hóa các quy trình, giảm bớt thời gian chờ đợi và chi phí cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC; xây dựng niềm tin giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền; giảm thiểu các tác động tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ công.
Giai đoạn 2, Trung tâm phục vụ hành chính công đổi mới mô hình tổ chức, là đầu mối tiếp nhận và giải quyết TTHC hiện đại, chuyên nghiệp, thống nhất; nâng cao năng lực phục vụ, chất lượng dịch vụ và hiệu quả, minh bạch trong hoạt động của Trung tâm. Mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động; bắt đầu thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC ở đa ngành, đa lĩnh vực và không phụ thuộc vào địa giới hành chính, tăng khả năng tiếp cận, khai thác dịch vụ công cho người dân.
Tác động tích cực là tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp: Khi tất cả các TTHC được tiếp nhận và giải quyết tại một đầu mối duy nhất là các Chi nhánh hoặc Điểm tiếp nhận theo nguyên tắc “tiếp cận dịch vụ công trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5 km, tiếp nhận và giải quyết TTHC 24/7”, người dân và doanh nghiệp sẽ không phải di chuyển xa, nhiều lần để thực hiện TTHC, từ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại.
Tăng cường tiếp cận dịch vụ công: Việc phân bố các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận theo tiêu chí “phù hợp, thuận tiện, gần dân” sẽ giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với các dịch vụ công, đặc biệt là đối với người dân, doanh nghiệp tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các địa bàn khó khăn.
Nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC và cải thiện chất lượng phục vụ: Việc tổ chức đồng đều các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận; tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC và thuê dịch vụ công ích thực hiện tiếp nhận và trả kết quả TTHC sẽ nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC thông qua việc cải thiện tốc độ xử lý và giải quyết, giảm tình trạng quá tải và chờ đợi của người dân và doanh nghiệp; cán bộ, công chức, viên cũng có thêm thời gian để tư vấn và giải quyết, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tăng sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp: Việc giải quyết TTHC một cách nhanh chóng, minh bạch và thuận tiện sẽ góp phần nâng cao mức độ hài lòng, niềm tin của người dân và doanh nghiệp, đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
TP. Hà Nội: Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công (Ảnh minh họa)
Giai đoạn 3 là hoàn thiện tổ chức bộ máy của Trung tâm phục vụ hành chính công theo hướng tinh gọn, giảm cấp trung gian, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; hiện đại hóa nền hành chính, đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, xã hội số. Đồng bộ hóa và tự động hóa quy trình quản lý nhà nước; tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực của người dân và cơ quan nhà nước; nâng cao chất lượng dịch vụ công, bảo đảm “chuyên nghiệp”, nâng cao “năng suất” và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các TTHC. Xây dựng Trung tâm Phục vụ hành chính công trở thành công cụ đắc lực, quan trọng phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo của Lãnh đạo UBND Thành phố.
Nội dung và cách thức triển khai thực hiện phải thận trọng, bảo đảm quy trình và thẩm quyền; quá trình triển khai phải thực hiện theo phương thức “vừa làm, vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm”. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin, nâng cao khả năng xử lý và bảo mật thông tin khi tiếp nhận và giải quyết các TTHC; bảo đảm liên thông và đồng bộ hệ thống dữ liệu.
Tăng cường cơ chế giám sát, đánh giá để kịp thời điều chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động. Sử dụng dịch vụ công ích phải bảo đảm tối ưu hóa chi phí cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và không gây thêm gánh nặng tài chính; hệ thống dịch vụ công ích phải dễ tiếp cận, dễ sử dụng; dịch vụ công ích phải kịp thời, không để chậm trễ gây ảnh hưởng đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 3, Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố tổ chức và hoạt động trên toàn địa bàn Thành phố (tổ chức toàn bộ 30/30 Chi nhánh là chi nhánh ba cấp), với nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo chung của Thành phố là hướng đến xây dựng nền hành chính phục vụ, lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền.
Việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân được quản lý tập trung, thống nhất, kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền. Từ đó, nâng cao hiệu quả, hiệu suất giải quyết hồ sơ TTHC trong cùng một lúc, cá nhân, tổ chức không phải chờ đợi lâu, cán bộ, công chức sẽ cùng tiếp nhận và hướng dẫn, hỗ trợ, tiếp nhận và trả kết quả ngay, giúp giảm thời gian chờ đợi và đi lại so với việc phải đến nhiều cơ quan khác nhau.
Lợi ích đối với người dân và doanh nghiệp
Người dân có thể dễ dàng nhận được thông tin về các TTHC và quy định liên quan, giúp họ chủ động hơn trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình. Trung tâm có thể tạo điều kiện cho người dân phản hồi về dịch vụ, từ đó nâng cao chất lượng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân
Đối với doanh nghiệp có thể thực hiện các TTHC liên quan đến việc thành lập, hoạt động và giải thể doanh nghiệp một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Việc giảm thiểu thời gian và công sức trong thực hiện TTHC sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thúc đẩy sản xuất, đầu tư, cạnh tranh lành mạnh: Trung tâm hành chính công có thể cung cấp thông tin và tư vấn hữu ích cho doanh nghiệp, giúp làm rõ hơn về chính sách và các quy định liên quan. Khi môi trường hành chính được cải cách và minh bạch, doanh nghiệp sẽ có thêm niềm tin để đầu tư, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Với môi trường hành chính thuận lợi, doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển sáng tạo và cạnh tranh hơn trong thị trường.
Hoạt động số hóa và sự thay đổi trong quy trình TTHC có thể khiến người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc làm quen, thích ứng. Trong giai đoạn đầu, có khả năng gặp phải phản ứng từ một bộ phận người dân do bị thay đổi thói quen, hành vi. Tuy nhiên, tác động tiêu cực này có thể được giảm thiểu thông qua các biện pháp quản lý phù hợp, việc lắng nghe phản hồi từ người dân và doanh nghiệp, sự điều chỉnh linh hoạt quy trình hoạt động của Trung tâm; qua công tác tuyên truyền và tổ chức hiệu quả các Điểm tiếp nhận…
Vân An
Bạn thấy bài viết này thế nào? Kém Bình thường Hứa hẹn ★★★
Tốt ★★★★
Rất tốt
Sao chép thành công