Nội dung liên quan Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Trong Nước, Phường Thủ Thiêm
Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam,
TP Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội chấp thuận phân bổ nguồn vốn để làm đường sắt đô thị
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
06:39:10 07/10/2024
theo đường link
https://dangcongsan.vn/thoi-su/tp-ho-chi-minh-kien-nghi-quoc-hoi-chap-thuan-phan-bo-nguon-von-de-lam-duong-sat-do-thi-679804.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(GMT+7) Giọng nữ (ĐCSVN) – TP Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội chấp thuận việc phân bổ nguồn vốn trung ương hỗ trợ cho TP Hồ Chí Minh (khoảng 25% đến 2035) để làm đề án đường sắt đô thị, còn lại sử dụng ngân sách TP Hồ Chí Minh. Đồng chí Trần Thanh Mẫn- Chủ tịch Quốc hội làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh (Ảnh: Việt Dũng) Tại cuộc làm việc của Đảng đoàn Quốc hội với Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh diễn ra sáng 5/10, đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã báo cáo báo cáo tóm tắt các nội dung chuẩn bị trình Quốc hội và một số đề xuất, kiến nghị. Theo đó, TP Hồ Chí Minh chuẩn bị trình Quốc hội dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh (dự án đường Vành đai 4); đề án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh và đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (Trung tâm tài chính quốc tế). Theo đồng chí Phan Văn Mãi, Nghị quyết số 24, Nghị quyết số 31 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 81 của Quốc hội đều thể hiện tinh thần mạnh mẽ là đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có hoàn thành đường Vành đai 4 vào năm 2030. Đường Vành đai 4, theo quy hoạch có chức năng kết nối các khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển, cảng hàng không quốc tế của Vùng đô thị TP Hồ Chí Minh. Đồng thời đóng vai trò phân luồng từ xa giúp giải tỏa áp lực giao thông cho khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh. Dự án có quy mô khoảng 206,72 km. Trong đó, đoạn qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dài khoảng 18,23 km; qua tỉnh Đồng Nai khoảng 46,08 km; qua tỉnh Bình Dương khoảng 47,41 km; qua TP Hồ Chí Minh khoảng 16,70 km; qua tỉnh Long An khoảng 78,3km. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án khoảng 136.593,45 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách Trung ương 42.000,96 tỷ đồng (30,86%); vốn ngân sách địa phương: 33.584,37 tỷ đồng (24,66%); vốn BOT: 60.571,12 tỷ đồng (44,48%). Tuyến đường vành đai 4 TP HCM (màu xanh) dài 207km - (Ảnh: Sở GTVT TP Hồ Chí Minh) Với Đề án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, theo Chủ tịch UBND TP, Đề án được lập dựa trên các chủ trương, định hướng của Đảng về phát triển đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, gần đây nhất là kết luận số 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hồ Chí Minh vào năm 2035. Đồng chí Phan Văn Mãi cho hay: Các thành phố lớn có quy mô tương tự như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đều được các nước tập trung đầu tư phát triển đường sắt đô thị để giải quyết các vấn đề về ùn tắc giao thông, tai nạn và giảm thiểu lượng phát thải khí CO2 ra môi trường, mở ra không gian phát triển kinh tế - xã hội. TP xác định thực hiện khoảng 183km đến năm 2035 và tiếp tục đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị được xác định trong Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Để thực hiện dự án, giai đoạn đến năm 2035, cần số vốn khoảng 835.738 tỷ đồng (tương đương 34,84 tỷ USD); giai đoạn 2036 đến 2045, nhu cầu vốn khoảng 627.620 tỷ đồng (khoảng 26,17 tỷ USD). Còn giai đoạn 2046 đến 2060 nhu cầu vốn khoảng 973.714 tỷ đồng (khoảng 40,61 tỷ USD). Dự kiến, TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội cùng trình đề án để Quốc hội xem xét. TP Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội chấp thuận việc phân bổ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ cho Thành phố (khoảng 25,6% trong giai đoạn đến 2035), còn lại sử dụng Ngân sách Thành phố. Đồng thời, Thành phố cũng đề xuất Quốc hội thông qua Đề án theo hướng thông qua khung chính sách cho hai thành phố để triển khai thực hiện Đề án, không phải là thông qua chủ trương đầu tư cho một dự án cụ thể. Các nội dung về tổng mức đầu tư, suất đầu tư … sẽ được hai Thành phố nghiên cứu chi tiết trong quá trình lập chủ trương đầu tư của từng dự án. Theo Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, trong các cơ chế, chính sách trình Quốc hội thông qua có bao gồm nội dung về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư từng tuyến: giao thẩm quyền cho HĐND Thành phố quyết định chủ trương đầu tư, UBND Thành phố quyết định đầu tư nếu vốn huy động cho dự án hoàn toàn là vốn của Thành phố, để có thể áp dụng ngay cho dự án Metro 2 và các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng theo mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD) trong năm 2025. Báo cáo về đề án Trung tâm tài chính quốc tế, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, việc phát triển Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh được xác định trong phạm vi địa lý cụ thể và gắn với định hướng phát triển đô thị của thành phố, bao gồm khu phố tài chính hiện hữu ở quận 1 và khu phố tài chính mới ở Thủ Thiêm. Hai khu phố này sẽ bổ sung cho nhau, với các dịch vụ tài chính truyền thống vẫn sẽ tập trung ở khu phố tài chính hiện tại và các dịch vụ tài chính có tính sáng tạo sẽ tập trung ở khu phố mới. Trung tâm tài chính quốc tế bao gồm 3 cấu phần, gồm thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng; thị trường vốn; thị trường hàng hóa phái sinh. TP Hồ Chí Minh đề xuất và kiến nghị Quốc hội chấp thuận 10 cơ chế chính sách tập trung vào các nhóm trụ cột năng lực cạnh tranh cần ưu tiên để xây dựng thành công Trung tâm tài chính quốc tế. Cũng tại buổi làm việc, TP Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung, điều chỉnh hoặc có hướng dẫn đối với một số nội dung trong Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Giáo dục nghề nghiệp; Luật Đầu tư công; Luật Quy hoạch; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đối với việc thực hiện Nghị quyết 98, trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Thành phố kiến nghị Quốc hội cho nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 4 Nghị quyết 98 về yêu cầu giải ngân vốn đầu tư đối với nhà đầu tư chiến lược để đảm bảo phù hợp với thực tiễn thực hiện. Đối với dự án Vành đai 3, TP kiến nghị Quốc hội ủng hộ việc cân đối nguồn vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ UBND tỉnh Bình Dương sớm nghiên cứu đầu tư nâng cấp, mở rộng 15,3km đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn (đi trùng với đường Vành đai 3) để khai thác đồng bộ, hiệu quả khi Dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh đưa vào khai thác năm 2026. Từ những gợi ý của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, qua báo cáo kết quả thực hiện kinh tế-xã hội của TP Hồ Chí Minh trong 9 tháng đầu năm 2024 và những kết quả trong việc thực hiện Nghị quyết 98 và Nghị quyết 57 của Quốc hội, c ác đại biểu bày tỏ thống nhất cao với những kết quả thực hiện Nghị quyết 57 và Nghị quyết 98 của TP Hồ Chí Minh. Đặc biệt, về việc thực hiện Nghị quyết 98 dù chỉ mới hơn 01 năm triển khai, với 44 cơ chế đặc thù, đến nay TP đã triển khai được 32 cơ chế. Những kết quả trong báo cáo cho thấy đây là những nỗ lực rất lớn của Thành phố; Thành ủy, HĐND, UBND đã vào cuộc rất quyết liệt và đạt được những kết quả bước đầu và nhiều chính sách đã có tác dụng ngay trong thực tiễn. Các đại biểu cơ bản đồng tình với đề xuất của Thành phố về chủ trương thực hiện các Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh, Đề án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, Đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh. Các đại biểu cho rằng, những đề xuất, kiến nghị của Thành phố, cần phải trình sồ sơ theo đúng thẩm quyền, khi đã có đầy đủ hồ sơ, Đảng đoàn Quốc hội sẽ cho ý kiến, để trình Quốc hội. Hoàng Mẫn