Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
VOV.VN - Thành phố Phan Thiết là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật…của tỉnh Bình Thuận. Để đáp ứng chiến lượt phát triển của tỉnh Bình Thuận, thời gian qua, Phan Thiết đang nỗ lực xây dựng hướng đến đô thị thông minh.
Trước thông minh phải xanh và sạch TP. Phan Thiết nằm bên bờ biển Đông, có 18 phường, xã trong đó có 2 phường trọng điểm du lịch là Hàm Tiến và Mũi Né.
Thời gian qua, thành phố đã ưu tiên nguồn lực để thực hiện các công trình chỉnh trang đô thị như: lát vỉa hè các tuyến đường trên địa bàn thành phố; khắc phục, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2021-2025; sửa chữa, nâng cấp kè sông Cà Ty từ cầu Lê Hồng Phong đến cầu Trần Hưng Đạo, xây dựng hệ thống chiếu sáng trang trí hai bên sông Cà Ty (đoạn từ cầu Dục Thanh đến cầu Lê Hồng Phong); nâng cấp, sửa chữa công viên Đồi Dương – Thương Chánh; chỉnh trang cụm công viên Tháp Nước…
Ông Trương Anh Kiệt, Giám đốc Ban quản lý khu du lịch Đồi Dương - Tiến Thành cho biết, hiện nay các đơn vị liên quan đang triển khai dự án cải tạo, nâng cấp công viên Đồi Dương, đầu tư một số hạng mục như: quảng trường; sân đường nội bộ; bãi đỗ xe; nhà dịch vụ; sân bóng đá; cây xanh; cấp thoát nước; điện chiếu sáng, trang trí trong công viên.
"Hiện nay, ban đã phối hợp với lại công ty dịch vụ môi trường và dịch vụ công làm tốt cái công tác như: dọn dẹp vệ sinh, nhắc nhở bà con cũng như du khách đến thăm quan luôn phải giữ gìn vệ sinh xanh, sạch, đẹp. Và hàng ngày có đội vệ sinh thường xuyên dọn dẹp, cắt tỉa, quét dọn ở các khu vực lối đi, bãi cát, trên bãi biển cũng thường xuyên nhặt những rác." Ông Kiệt nói.
Bí thư Tỉnh uỷ Bình Thuận Nguyễn Hoài Anh (áo xanh hàng trên) trong chuyến khảo sát dự án nâng cấp, sửa chữa công viên Đồi Dương.
TP. Phan Thiết cũng đã và đang sử dụng các công nghệ hiện đại gắn liền với các tiện ích phục vụ cho cuộc sống. Trong đó, chú trọng các hoạt động quản lý tại đô thị thông minh có tích hợp công nghệ mới, giúp tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, từ đó giúp cho môi trường sống lành mạnh và an toàn hơn.
Tháng 11/2022, TP. Phan Thiết đã thành lập Trung tâm Điều hành đô thị thông minh TP. Phan Thiết (gọi tắt là IOC Phan Thiết). Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin tại phòng điều hành IOC với ứng dụng PHANTHIET-S được triển khai sử dụng rộng rãi trên các thiết bị thông minh.
Hệ thống này vận hành, đang làm thay đổi phương thức tương tác giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn, nếu như trước đây người dân phải trực tiếp đến cơ quan hoặc gửi đơn để phản ánh, giờ đây, người dân chỉ việc mở ứng dụng PHANTHIET-S và phản ánh.
Lãnh đạo tỉnh, cùng đại diện các sở đến thăm IOC TP. Phan Thiết.
Cần sự vào cuộc đồng bộ Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được ban đầu, việc triển khai xây dựng đô thị thông minh gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Nam Long, Phó Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cho biết, hệ thống hạ tầng thông tin dữ liệu đô thị, hạ tầng số của địa phương vẫn chưa được đầu tư hoàn thiện. Ông Nguyễn Nam Long nói: "Phát triển đô thị thông minh phải bắt đầu từ khâu quy hoạch đô thị, đây được xem là điểm mấu chốt trong xây dựng đô thị thông minh. Tuy nhiên, hiện nay việc đồng bộ các đồ án quy hoạch xây dựng và các chương trình, đề án, dự án phát triển đô thị vẫn đang trong quá trình triển khai thực hiện, nên cơ bản vẫn cần thời gian để hoàn thiện."
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực quản lý và có chuyên môn chuyên sâu, có kinh nghiệm về quy hoạch xây dựng quản lý đô thị thông minh còn yếu và thiếu; việc phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam còn mới mẻ. Hiện nay chưa có 1 mô hình hoàn chỉnh để cho các địa phương có thể học tập rút kinh nghiệm, giúp đi tắt đón đầu, cũng là những khó khăn trong phát triển đô thị thông minh tại TP. Phan Thiết…
Để tháo gỡ những khó khăn trên, TP. Phan Thiết cần đánh giá lại thực trạng, sau đó là xác định và xây dựng mô hình phát triển đô thị thông minh của Phan Thiết, trong đó xác định mô hình kiến trúc tổng thể đô thị thông minh của Phan Thiết là như thế nào;... Các mô hình này phải phù hợp với đặc điểm của Phan Thiết và phù hợp với mô hình kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận ban hành, theo quyết định số 2766, ngày 29/12/2023.
Công viên Tháp Nước, TP. Phan thiết đang được chỉnh trang, nâng cấp.
Đề cập vấn đề trên, ông Võ Thành Công, Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông cho biết thêm: "Chúng ta cần hoàn thiện hạ tầng dữ liệu số vì đây là vấn đề thiết yếu, giúp thông minh hóa các hạ tầng kỹ thuật kinh tế, xã hội khác, do đó cần có chiến lược, kế hoạch xây dựng hạ tầng dữ liệu trong thời gian tới. Chúng ta phải xác định và từng bước đầu tư xây dựng hoàn thiện các tiện ích dịch vụ công cộng thông minh, nhanh gọn, tiện lợi trong thành phố; triển khai và cung cấp các ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ quản trị hành chính, phục vụ người dân nhầm đáp ứng yêu cầu xây dựng đô thị thông minh."
Để TP. Phan Thiết sớm trở thành đô thị thông minh, ngoài việc cần phải dựa trên một hành lang pháp lý đồng bộ và hiệu quả, cũng cần sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp trong tham gia xây dựng thành phố thông minh.