Nội dung liên quan Phường An Hưng, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa, Tin Trong Nước
Báo Tài nguyên & Môi trường,
TP. Thanh Hóa: Cần kiểm tra, xử lý dấu hiệu vi phạm trong hoàn thổ mỏ đá của Doanh nghiệp Đức Minh
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
14:55:32 30/09/2024
theo đường link
https://baotainguyenmoitruong.vn/tp-thanh-hoa-can-kiem-tra-xu-ly-dau-hieu-vi-pham-trong-hoan-tho-mo-da-cua-doanh-nghiep-duc-minh-380737.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Mai Trúc Sau khi giấy phép hết hạn, việc hoàn thổ là hoạt động bắt buộc của đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, quá trình phục hồi môi trường tại mỏ đá phường An Hưng, TP Thanh Hóa của Doanh nghiệp tư nhân Đức Minh chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật đã gây ra tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Chậm hoàn thổ Theo Giấy phép khai thác khoáng sản và thuê đất số 2035/QĐ-UBND, ngày 02/7/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa, Doanh nghiệp tư nhân Đức Minh (Doanh nghiệp Đức Minh) được phép khai thác, chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Đông Hưng, sau điều chỉnh thêm thị trấn Nhồi, huyện Đông Sơn, (nay là phường An Hưng, TP Thanh Hóa). Diện tích khu vực mỏ là 30.000 m2; diện tích khai trường 11.000 m2; trữ lượng khai thác 90.000 m3, công suất khai thác 30.000 m3/năm, thời hạn khai thác 36 tháng. Ngày 6/8/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký Văn bản số 7031/UBND-CN về việc giãn lộ trình cấm khai thác đá tại núi Thiều thuộc huyện Đông Sơn và TP Thanh Hóa. Văn bản có nội dung, đồng ý với Sở Tài nguyên và Môi trường cho phép 03 Doanh nghiệp: Doanh nghiệp Đức Minh… được tiếp tục khai thác đá tại núi Thiều theo các nội dung trong giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp cho các đơn vị đến hết ngày 31/12/2014. Văn bản của UBND tỉnh nêu rõ: Hết thời hạn trên (31/12/2014), yêu cầu các đơn vị (Doanh nghiệp Đức Minh… ) thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản; cải tạo, phục hồi môi trường và bàn giao đất cho Nhà nước quản lý theo quy định Hết thời hạn trên, yêu cầu các đơn vị thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản; cải tạo, phục hồi môi trường và bàn giao đất cho Nhà nước quản lý theo quy định. Trường hợp đến hết ngày 31/12/2014 nếu Doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức lựa chọn đơn vị có năng lực để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường khu vực khai thác trên. Kinh phí thực hiện được lấy từ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường… Văn bản của UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu là vậy, nhưng hơn 9 năm sau Doanh nghiệp Đức Minh mới có động thái nộp hồ sơ, thủ tục để đóng cửa mỏ. Ngày 13/9/2023 UBND tỉnh Thanh Hóa mới có Quyết định số 3238/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại phường An, TP Thanh Hóa (Đề án) của Doanh nghiệp Đức Minh với thời gian thực hiện 12 tháng. Mục đích của Đề án là để quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và giao lại đất cho Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan. Đảm bảo đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực khai thác khoáng sản và khu vực bị ảnh hưởng của hoạt động khai thác về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn và môi trường, đảm bảo an toàn và phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Sau hơn 3 tháng kể từ khi được UBND tỉnh phê duyệt Đề án, Doanh nghiệp Đức Minh vẫn “giậm chân tại chỗ” trong việc đóng cửa mỏ đá. Điều này được minh chứng tại biên bản ngày 22/12/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan, kiểm tra thực tế tại khu vực thực hiện Đề án. Theo biên bản mới nhất do UBND phương An Hưng lập ngày 24/9/2024 về việc thực hiện Đề án của Doanh nghiệp Đức Minh cũng cho thấy: Khu vực chân núi đang còn các khối đá lởm chởm, trên đỉnh núi còn nhiều mỏm đá dễ có nguy cơ sạt lở… Đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường nêu rõ, đơn vị chưa thực hiện việc bạt mái taluy tạo bờ đai bảo vệ tại khu vực phía Bắc, Tây Bắc mỏ; chưa trồng cây xanh bảo vệ môi trường tại khu vực khai trường và phần diện tích đáy moong khu vực khai thác; cải tạo, sửa chữa lại những khu vực lân cận bị ảnh hưởng do quá trình khai thác như đường giao thông, hệ thống thoát nước do đây là công đoạn cuối cùng của công tác đóng cửa mỏ. Cũng theo biên bản mới nhất do UBND phường An Hưng lập ngày 24/9/2024 về việc thực hiện Đề án của Doanh nghiệp Đức Minh cũng cho thấy: Khu vực chân núi đang còn các khối đá lởm chởm, trên đỉnh núi còn nhiều mỏm đá dễ có nguy cơ sạt lở; phía doanh nghiệp chưa thực hiện trồng cây xanh bảo vệ môi trường tại khu vực khai trường và phần diện tích đáy moong khai thác. Nguy cơ mất an toàn Ngày 14/11/2023, Sở Công Thương tiến hành cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ số 1443/GP-SCT cho Công ty Công ty CP Đầu tư Minh Phúc Group để thực hiện Đề án đóng cửa mỏ đá vôi của Doanh nghiệp Đức Minh. Công ty này được sử dụng lượng thuốc nổ tức thời lớn nhất cho một đợt nổ không quá 13 kg thuốc nổ các loại, quy mô một bãi nổ không quá 50 kg thuốc nổ các loại với thời hạn đến ngày 13/9/2024. Dù đã hết án Đề án đóng cửa mỏ, nhưng Doanh nghiệp Đức Minh vẫn chưa đưa mỏ về trạng thái an toàn Từng ấy giấy phép tưởng chừng việc thực hiện đóng cửa mỏ sẽ đảm bảo đúng tiến độ, đưa mỏ về trạng thái an toàn và trả lại môi trường hệ sinh thái như ban đầu. Tuy nhiên, hiện nay Đề án đóng cửa mỏ đá đã hết hạn, nhưng khu vực mỏ có nhiều dấu hiệu mất an toàn, nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân xung quanh. Theo người dân sống gần mỏ đá, suốt nhiều năm qua khi mỏ hết hạn không có hoạt động khai thác, cuộc sống của người dân đã trở nên yên bình. Song từ đầu năm 2024, khi đơn vị tiến hành khai thác trở lại đã gây ra bụi, tiếng ồn từ hoạt động nổ mìn, khiến người dân tỏ ra lo lắng, bất an trước tình trạng đá sạt lở đá. Ghi nhận nhiều ngày tại khu vực mỏ đá của Doanh nghiệp Đức Minh, phường An Hưng cho thấy: Nhiều khối đá om, đá treo vẫn chưa được cạy gỡ; các vỉa đá hiện rõ sự lởm chởm, bạt mái taluy để tạo bờ bảo vệ chưa được thực hiện; đường giao thông, hệ thống mương nước bị xuống cấp do hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản trước đó chưa được sửa chữa; khu vực khai trường và núi đá vẫn nằm trơ trọi chưa được phủ cây xanh; đặc biệt, có nhiều khối đá đã bị sạt lở và năm ngổn ngang ở khu vực chân núi, đỉnh núi đã bị bào mỏng ước chừng chiều rộng chỉ còn vài mét, nhiều tảng đá khối cỡ lớn nằm treo lơ lửng trên đỉnh núi. Nhiều khối đá lởm chởm, đá om và đá treo ở sườn, đỉnh núi tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn Ông Đỗ Hồng Kỳ, Chủ tịch UBND phường Đông Tân xác nhận: Phường có nhận được phản ánh của các hộ dân về việc mỏ đá của Doanh nghiệp Đức Minh nổ mìn, gây ảnh hưởng đến nhà cửa. Qua kiểm tra thì khoảng cách khu dân cư đến mỏ đá chừng 200m, phường đã xuống lập biên bản và doanh nghiệp đang thỏa thuận với người dân về phương án đền bù. Đang trong quá trình hoàn thổ, ngày 15/01/2024 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang ký văn bản số 702/UBND-CN về việc cho phép Công ty CP Đầu tư Minh Phúc Group tận thu, vận chuyển 5.000 m3 đá thừa (đang tập kết tại khai trường mỏ) tại mỏ đá của Doanh nghiệp Đức Minh trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường khu vực mỏ với thời gian trong vòng 03 tháng. Khi có trong tay “lá bùa” tận thu khoáng sản đang tập kết tại khai trường mỏ, cùng với giấy phép vật liệu nổ, đơn vị đã “bỏ quên” công tác hoàn thổ, tiến hành nổ mìn ở khu vực mỏ đá, khiến vị trí núi đá bị nứt toác nhiều hơn, tạo thành vách đá dựng đứng và nhiều mỏm đá treo, một lượng lớn đá đã bị sạt lở ra khu vực xung quanh… Không những thế, theo quan sát của phóng viên vào ngày 24/9/2024, ngay giữa ban ngày vẫn còn tình trạng xe tải cỡ lớn vào khu vực tập kết đá đã xay nghiền chở vật liệu ra khỏi khu vực mỏ đá để đi tiêu thụ. Xe tải cỡ lớn vào vận chuyển khoáng sản ra ngoài khu vực mỏ để đi tiêu thụ Trao đổi với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Bá Bình, Chủ tịch UBND phường An Hưng cho biết: Hiện nay, Đề án đóng cửa mỏ và giấy phép tận thu tại mỏ đá của Doanh nghiệp Đức Minh đã hết hạn, phường đã 02 lần kiểm tra và lập biên bản, yêu cầu đơn vị không được vận chuyển đá ra ngoài phạm vi mỏ. Mới đây, qua kiểm tra cũng cho thấy đơn vị chưa cạy gỡ đá om, đá treo, chưa trồng cây xanh và có nhiều khối đá lởm chởm ở khu vực núi. Còn việc có tình trạng đơn vị tự ý vận chuyển đá ra ngoài, phường chưa nắm được và sẽ đi kiểm tra, xử lý. Quy định tại: Tiết b, điểm a, khoản 24 (sửa đổi, bổ sung khoản 4, Điều 49 Nghị định số 36/2020/NĐ, ngày 24/03/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản: Phạt tiền đối với hành vi quá từ 12 tháng trở lên kể từ ngày Giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực nhưng không nộp hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định, cụ thể như sau: a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; b) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này; c) Từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.