Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,

TP.HCM bảo vệ sức khỏe, bệnh nghề nghiệp lao động làng nghề ra sao?

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 08:05:35 27/09/2024 theo đường link https://danviet.vn/tphcm-bao-ve-suc-khoe-benh-nghe-nghiep-lao-dong-lang-nghe-ra-sao-2024092707074932.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Trần Thế
UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn TP, trong đó có lao động làng nghề.
Bình luận
Kế hoạch được triển khai đến tất cả ngành nghề, người làm công tác quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động và người lao động; ưu tiên các ngành, nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và làng nghề.
Theo đó, mục tiêu của kế hoạch nhằm chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của TP.
Theo đó, đến năm 2025, trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người; tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.
Lao động Làng nghề se nhang xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh có nguy cơ ảnh hưởng sức khoe do bụi phát sinh trong sản xuất. Ảnh: T.Đ
Đồng thời, trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động quận, huyện, TP.Thủ Đức và trong các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.
Có trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 90% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động. Trên 90% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Trên 80% các làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.
100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật; 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Một số giải pháp trọng tâm để đạt mục tiêu của kế hoạch, là hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động.
Ngoài ra, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
Trước đó, TP.HCM cũng đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn TP, giai đoạn 2022 – 2025, trong đó có đề ra giải pháp hỗ trợ bảo vệ môi trường làng nghề.
Theo đó, các làng nghề, ngành nghề nông thôn thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt, nước thải, khí thải và xử lý tại chỗ, thu gom, phân loại thu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật.
Sao chép thành công