Nội dung liên quan Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Trong Nước
Báo Giao Thông - Tin tức 24h qua, Tin nóng mới nhất hôm nay,
TP.HCM: Đường Nguyễn Thái Sơn ùn tắc triền miên, giải pháp nào chia tải?
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
06:32:08 23/09/2024
theo đường link
https://www.baogiaothong.vn/tphcm-ket-xe-trien-mien-duong-nguyen-thai-son-giai-phap-nao-de-chia-tai-192240922090213298.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nhiều năm qua, tuyến đường Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp, TP.HCM) thường xuyên xảy ra kẹt xe vào giờ cao điểm. Đường Lê Lai nối từ Nguyễn Thái Sơn ra Phạm Văn Đồng được đề xuất mở rộng để san sẻ gánh nặng giao thông, tuy nhiên chưa được thông qua. Kẹt xe triền miên Đường Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp, TP.HCM) là một trong những trục huyết mạch, kết nối giao thông quan trọng từ trung tâm đến các quận Gò Vấp, 12, TP Thủ Đức... Tuy nhiên, suốt nhiều năm qua, tuyến đường này luôn xảy ra cảnh ùn ứ, kẹt xe nghiêm trọng vào giờ cao điểm. Ngoài lượng xe cộ đông đúc, trên tuyến đường này còn có hệ thống trường học từ mầm non đến đại học, bệnh viện, nhà thờ... nên tình trạng ùn tắc, kẹt xe càng trở nên nghiêm trọng. Xe máy, ô tô, xe buýt... chen chúc vào giờ cao điểm trên đường Nguyễn Thái Sơn. Ảnh: Mỹ Quỳnh. Ghi nhận của PV Báo Giao thông vào khoảng 5h chiều 20/7, hàng ngàn phương tiện xếp hàng trên cầu vượt Nguyễn Thái Sơn, kéo dài đến giao lộ Nguyễn Thái Sơn - Phan Văn Trị. Xe cộ nhích từng chút một dưới cơn mưa. Chị Ngọc Mai (37 tuổi, ngụ quận 12) cho biết, mỗi ngày chị đều đi từ quận 12 sang quận 3 làm việc. Hầu hết các buổi sáng đều ùn ứ, kẹt xe, di chuyển chậm trên đường Nguyễn Oanh - Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp). Buổi chiều thì kẹt từ cầu vượt Nguyễn Thái Sơn. "Vào giờ cao điểm, xe cộ đổ về đường Nguyễn Thái Sơn đông đúc. Ô tô, xe buýt, xe máy... chen chúc nhau, nhích từng chút một để đi. Thời gian chôn chân ở đoạn đường này ít thì mười mấy phút, nhiều thì cũng phải 30 phút trở lên, rất chán nản", chị Mai nói. Xe cộ nhích từng chút một để đi. Ảnh: Mỹ Quỳnh. Ông Nam (44 tuổi, tài xế xe công nghệ) cũng ngán ngẩm: "Tình trạng kẹt xe ở đây xảy ra triền miên nhiều năm nay rồi, không biết bao giờ mới cải thiện được. Đường thì có nhiêu đó, xe cộ thì mỗi ngày một tăng, có muốn vòng sang đường khác để đi cũng chịu", ông Nam bày tỏ. Nhiều phụ huynh cắt dòng xe để qua đường khiến tình trạng ùn ứ càng nặng hơn. Ảnh: Mỹ Quỳnh. Đề xuất đưa vào giai đoạn 2026-2030 Trước đó, vào năm 2020, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông) đề xuất nâng cấp, mở rộng đường Lê Lai - tuyến đường theo quy hoạch nối đường Phạm Văn Đồng và đường Nguyễn Thái Sơn với quy mô 16m, góp phần chia tải cho đường Nguyễn Thái Sơn, giảm ùn tắc tại nút giao Phạm Văn Đồng - Hồng Hà - Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm - Hoàng Minh Giám. Ban Giao thông đánh giá, việc nâng cấp mở rộng đường Lê Lai là rất cần thiết, cấp bách; tạo thêm hướng lưu thông từ đường Phạm Văn Đồng vào Nguyễn Thái Sơn và ngược lại, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi lưu thông. Tuy nhiên, đến nay dự án này vẫn chưa được phê duyệt. Đường Lê Lai hiện hữu đã đổ bê tông, có hệ thống thoát nước dọc tuyến cống D400. Ảnh: Mỹ Quỳnh. Trả lời PV Báo Giao thông, ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, dự án mở rộng, nâng cấp đường Lê Lai chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của thành phố. Dự án này cũng không thuộc danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2020-2030. Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các dự án lĩnh vực giao thông phải tập trung, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng điểm, liên kết vùng như vành đai, cao tốc, quốc lộ các trục giao thông chính... Trên địa bàn Gò Vấp đang thực hiện các dự án nâng cấp mở rộng đường Dương Quảng Hàm, đường Tô Ký, đường D3... Do đó, dự án mở rộng, nâng cấp đường Lê Lai chưa thể triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2025. Đường Lê Lai hướng nhìn từ đường Nguyễn Thái Sơn ra Phạm Văn Đồng và ngược lại. Ảnh: Mỹ Quỳnh. Tuy nhiên, ông An cho biết, từ thời điểm này, sở sẽ làm việc với UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện để ghi nhận, đánh giá, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030. Ông An đề nghị UBND quận Gò Vấp có tiếng nói để bổ sung vào giai đoạn trung hạn cho dự án này. Về tình hình giao thông, ông An nhận định, đoạn từ nút giao cầu vượt Nguyễn Thái Sơn đến đường Phạm Ngũ Lão tương đối phức tạp, nhất là vào khoảng thời gian từ 16h00 đến 19h00. Từ tháng 8/2023, sở đã tổ chức lưu thông một chiều tất cả các loại xe trên đường Nguyễn Thái Sơn (đoạn từ đường hẻm số 1 Nguyễn Thái Sơn đến đường Phạm Ngũ Lão). Nếu được mở rộng, kết nối ra Phạm Văn Đồng, đường Lê Lai sẽ giúp giảm tải ùn tắc cho đường Nguyễn Thái Sơn. Hiện tại, Sở GTVT đang nghiên cứu điều chỉnh tổ chức giao thông các tuyến đường khu vực này. Cụ thể, điều chỉnh tổ chức một chiều lưu thông theo hướng lưu thông từ nút giao thông cầu vượt Nguyễn Thái Sơn đến đường Phạm Ngũ Lão. Tổ chức lưu thông hai chiều cho xe hai bánh và một chiều xe ô tô trên đường Nguyễn Kiệm (đoạn từ Nguyễn Thái Sơn đến Quang Trung). Sở Giao thông vận tải sẽ chủ trì lấy ý kiến các đơn vị liên quan về phương án điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực này trong tháng 10/2024. Theo đề xuất của Ban Giao thông vào năm 2020, đường Lê Lai được nâng cấp mở rộng lên 16m, trong đó, hai làn xe 10m và vỉa hè 6m. Dự án sẽ hoàn thiện hệ thống cây xanh, chiếu sáng, thoát nước trên tuyến. Tổng diện tích đất chiếm dụng của dự án khoảng 4.960m2, tổng diện tích giải phóng mặt bằng khoảng 2.635m2. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 232 tỷ đồng, nguồn từ ngân sách thành phố.