Nội dung liên quan Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Trong Nước
Báo SGGP Online,
TPHCM hiện có 56 doanh nghiệp, 16 chi nhánh công ty thực hiện dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
19:33:39 03/10/2024
theo đường link
https://www.sggp.org.vn/tphcm-hien-co-56-doanh-nghiep-16-chi-nhanh-cong-ty-thuc-hien-dich-vu-dua-nguoi-lao-dong-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-post761892.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ngày 3-10, Sở LĐTB-XH TPHCM tổ chức tọa đàm “Tạo nguồn lao động thúc đẩy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn TPHCM”. Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM Lê Văn Thinh chủ trì tọa đàm. Tọa đàm đã lắng nghe ý kiến từ các cơ quan quản lý nhà nước, hội, đoàn thể, doanh nghiệp chia sẻ các phương thức tổ chức thực hiện đối với công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, những thuận lợi, khó khăn trong công tác tạo nguồn lao động. Quang cảnh buổi tọa đàm Tại phần tham luận, đại diện nhiều doanh nghiệp bày tỏ trăn trở khi hiện nay người lao động tại TPHCM ít có nhu cầu đi lao động tại nước ngoài. Bà Phạm Thị Hồng Vân (Công ty TNHH Dịch vụ Quốc tế Vconnect) cho rằng, cần xác định nhu cầu chính của người lao động hiện nay có xu hướng không phải đi nước ngoài để thoát nghèo mà để làm giàu và định cư, qua đó, có tư vấn phù hợp. Đề xuất tại tọa đàm, bà Lê Thị Mỹ Hạnh (Công ty Haio Education) mong muốn thời gian tới các doanh nghiệp cùng lĩnh vực xuất khẩu lao động sẽ tăng cường kết nối để chia sẻ thông tin về thị trường, đơn hàng, tạo mặt bằng chung về chi phí đào tạo và giúp người lao động được hưởng chính sách tốt nhất. Đại diện doanh nghiệp phát biểu tham luận tại tọa đàm Tọa đàm cũng lắng nghe ý kiến về những khó khăn, thuận lợi trong quản lý người dân địa phương đi lao động ở nước ngoài của đại diện Phòng LĐTB-XH một số quận, huyện, TP Thủ Đức. Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM Nguyễn Thị Nga nêu ý kiến, Sở LĐTB-XH TPHCM cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ đào tạo nghề, vốn vay... và rà soát tính hiệu quả của các chính sách hỗ trợ người lao động đang làm việc ở nước ngoài. Đại biểu Nguyễn Thị Nga cũng gợi mở, không chỉ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, TPHCM có thể tăng cường kết nối người lao động trong nước tìm việc làm tại các doanh nghiệp có trụ sở ở nước ngoài, đặc biệt là các ngành ứng dụng công nghệ thông tin. Đại biểu Nguyễn Thị Nga nêu ý kiến tại tọa đàm Phát biểu kết luận tọa đàm, Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM Lê Văn Thinh cho rằng, thời gian tới các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối để tạo nguồn lao động từ cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố và các tỉnh bạn. Từ đó, các cơ sở sẽ có kế hoạch đào tạo, cấp chứng chỉ, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ... đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM Lê Văn Thinh phát biểu kết luận tọa đàm Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có sự gắn bó và quản lý chặt chẽ hơn đối với người lao động, không chỉ ở khâu tuyển dụng mà khi người lao động đã sang làm việc tại nước ngoài. Qua đó, đảm bảo người lao động chấp hành đúng quy định pháp luật của nước sở tại và kịp thời nắm bắt, bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Đặc biệt, các doanh nghiệp có thể giới thiệu cho người lao động sau khi quay về nước tiếp tục làm việc tại các vị trí phù hợp trong nước, tiếp tục phát triển lực lượng lao động của TPHCM nói riêng và trên cả nước. Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM Lê Văn Thinh nhấn mạnh, sự phối hợp, đồng hành giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong chương trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là vô cùng quan trọng. Điều này giúp cơ quan quản lý nhà nước kịp thời hỗ trợ pháp lý, tạo điều kiện cũng như nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi có sự đồng hành của cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ được đảm bảo quyền lợi, cùng trao đổi và tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn... Hiện nay, lực lượng lao động của TPHCM đạt 4,8 triệu người, chiếm khoảng 51,21% dân số. Trên địa bàn thành phố hiện có 56 doanh nghiệp và 16 chi nhánh công ty tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Từ năm 2013 đến tháng 9-2024, các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn TPHCM đã đưa 81.804 người đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, lao động có hộ khẩu thành phố là 13.453 người, chiếm tỉ lệ 16,45%.