Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,

TP.HCM: Nguồn lực tri thức sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 08:46:14 07/10/2024 theo đường link https://danviet.vn/tphcm-nguon-luc-tri-thuc-se-thuc-day-kinh-te-phat-trien-20241006173145888.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Gia Linh
Lãnh đạo UBND TP.HCM đề cao vai trò của nền kinh tế tri thức khi cho rằng đây sẽ là yếu tố quyết định thành công của quốc gia, địa phương.
Bình luận
Ngày 6/10, UBND TP.HCM đã phối hợp cùng Trường Đại học Hoa Sen tổ chức chương trình Talkshow truyền cảm hứng cho giới trẻ với chủ đề "Kinh tế tri thức - Nền tảng cho tương lai thịnh vượng và hành động của giới trẻ". Sự kiện có sự tham dự của Giáo sư Klaus Schwab - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Tại chương trình, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng nền kinh tế tri thức chính là tương lai của thế giới và những hành động quyết liệt từ thế hệ trẻ sẽ là yếu tố quyết định thành công của quốc gia, địa phương đó. Đồng thời, lãnh đạo TP.HCM khẳng định vai trò tiên phong của giới trẻ không chỉ nằm ở tri thức chuyên môn mà còn ở nhiệt huyết, tư duy đột phá và tinh thần dấn thân.
Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng thế hệ trẻ là lực lượng nòng cốt để phát triển nền kinh tế tri thức. Ảnh: HSU "Hơn ai hết, thế hệ trẻ là lực lượng nòng cốt, có vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam. Mỗi bước đi, mỗi ý tưởng khởi nghiệp, mỗi sáng kiến cải tiến đều góp phần vào sự thịnh vượng chung. Đất nước đang cần những cá nhân có bản lĩnh, có trí tuệ và lòng yêu nước để xây dựng và đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng trong tương lai", ông Mãi nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại buổi chia sẻ truyền cảm hứng với giới trẻ. Ảnh: Gia Linh
Trong khi đó, Giáo sư Klaus Schwab chia sẻ về bức tranh tổng quan của nền kinh tế tri thức gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới, trong đó có Việt Nam; nhìn nhận những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế tri thức.
Giáo sư cho rằng người trẻ phải được trang bị kiến thức mới của thời đại 4.0 để xây dựng nền kinh tế xanh, sạch, bền vững theo hướng chuyển đổi công nghiệp; giao lưu hỏi đáp với các doanh nhân trẻ, doanh nhân sáng tạo, doanh nhân khởi nghiệp, sinh viên tiêu biểu về vai trò, trách nhiệm của người trẻ trong nền kinh tế tri thức, tầm quan trọng của thế hệ trẻ Việt Nam đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Qua đó, vị chuyên gia cho rằng cần có những giải pháp đột phá trong giáo dục và đào tạo, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế thành phố. Thế hệ trẻ cần được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng sáng tạo, tư duy phản biện và khả năng thích ứng nhanh với công nghệ mới.
Giáo sư Klaus Schwab - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho rằng người trẻ phải được trang bị kiến thức mới của thời đại 4.0. Ảnh: Gia Linh
Được biết, trong chuyến thăm và làm việc tại TP.HCM từ ngày 5-6/10, Giáo sư Klaus Schwab - Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới - World Economic Forum (WEF) đã có nhiều hoạt động như chào xã giao Lãnh đạo Thành phố, phát biểu tại buổi nói chuyện với giới trẻ, làm việc với Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR).
PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy – Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cho biết: "Những chia sẻ của Giáo sư Klaus sẽ giúp cho doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp khởi nghiệp, trí thức trẻ tiếp cận tầm nhìn của một chuyên gia kinh tế có tầm ảnh hưởng toàn cầu về kinh tế tri thức. Thế hệ trẻ TP.HCM hiểu rõ hơn vai trò của nguồn nhân lực, của công nghệ trong sự phát triển kinh tế. Đồng thời đây cũng là dịp để trí thức trẻ thành phố nắm bắt những cơ hội toàn cầu, kết nối với thế giới và ngược lại trong xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức với tầm nhìn của một trường Đại học đạt chuẩn quốc tế, nơi hội tụ, giao thoa tinh hoa giáo dục quốc tế".
Sao chép thành công