Nội dung liên quan Phường Đông Ngạc, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Tin Trong Nước
Chuyên trang Pháp luật và Xã hội - Báo KTĐT,
Trải nghiệm đám cưới thời "ông bà anh" tại không gian "Hà Nội - Chạm miền ký ức"
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:28:05 14/10/2024
theo đường link
https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/trai-nghiem-dam-cuoi-thoi-ong-ba-anh-tai-khong-gian-ha-noi-cham-mien-ky-uc-397713.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tại Nhà hát lớn Hà Nội, sự kiện “Đám cưới thời bao cấp” nằm trong khuôn khổ chương trình “Hà Nội - Chạm miền ký ức” đã thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng. Đến với “Hà Nội - Chạm miền ký ức”, người dân Thủ đô và du khách được trải nghiệm một đám cưới mộc mạc nhưng vẫn ấm cúng, tươi vui của thời bao cấp Hành trình trải nghiệm hôn lễ thời bao cấp bắt đầu từ toa tàu ký ức, nơi nhà trai khởi hành đi rước dâu Cô dâu chú rể thắp hương tại bàn thờ gia tiên Tục “cô dâu kính trà, chú rể kính thuốc” trong đám cưới được tái hiện, thể hiện nếp văn hóa truyền thống trong đám cưới của người dân Hà Thành từ xa xưa Đại diện hai họ phát biểu trong đám cưới. Người phát biểu được hai bên gia đình thống nhất từ trước đó, họ phải là người ăn hay nói khéo, nhã nhặn, rành rọt vai vế trong gia đình Không gian lễ cưới bao cấp được tái hiện sống động và chân thực. Du khách tham quan như được sống lại, được ăn mừng hôn lễ vào những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước Cô dâu chú rể xin chữ thư pháp. Đây là nét đẹp truyền thống của người Việt nói chung và người dân Thủ đô văn hiến nói riêng, thể hiện truyền thống hiếu học và những ước nguyện của người xin chữ gửi gắm vào nét chữ Quan viên hai họ ăn cỗ sau lễ cưới Bà Đặng Thị Trí (sinh năm 1951, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ khi tới nơi đây vào đúng 10/10 - kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, được dự đám cưới thời bao cấp, được đi tham quan, chụp hình, bà bâng khuâng nhớ lại tàu điện khi xưa, quán nước, bắp ngô, cái nón, ấm trà - những hồi ức ùa về trong tâm trí Bà Thiên Bình (Thứ hai từ trái sang) - Phó Trưởng ban tổ chức chương trình “Hà Nội - Chạm miền ký ức” chia sẻ: “Khi thực hiện chuỗi chương trình “Hà Nội - Chạm miền ký ức” để chào đón Ngày Giải phóng Thủ đô, Ban tổ chức mong muốn tái hiện một đám cưới thời bao cấp, để các bạn trẻ có những hình dung chân thực về đám cưới thời ông bà ta. Từ đó, giới trẻ có thể tìm thấy cội nguồn của mình và gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc không bị mai một” Ngoài sự kiện “Đám cưới thời bao cấp”, đến với “Hà Nội - Chạm miền ký ức” công chúng còn được đưa trở về miền ký ức xa thẳm, với những chốn cũ, những thức quà xưa, những hiện vật như thì thầm câu chuyện của mùa thu thế kỷ trước Toa tàu ký ức hiện thực hóa giấc mơ “xin một vé về với tuổi thơ" của bao người dân Hà thành Chị Đào Thị Sinh (Thanh Trì, Hà Nội) bồi hồi chia sẻ: “Ngày bé tôi đã đi tàu điện lên Bờ Hồ một mình từ Ngã Tư Sở và tự đi về, lúc đó chỉ tầm 7 - 8 tuổi. Không gian ở đây khiến tôi cảm thấy như được quay về tuổi thơ” Thức quà truyền thống của Thủ đô trong gian chợ xưa “Hà Nội - Chạm miền ký ức” Không gian trong căn nhà thời bao cấp cổ xưa và đầy hoài niệm Gánh ngô, khoai và chim bồ câu trắng tượng trưng cho một Thủ đô hòa bình, tượng trưng cho vẻ đẹp tinh khôi, bình dị của dải đất hình chữ S Bạn Tiêu Anh Thư - sinh viên ĐHQG Hà Nội bày tỏ: “Em cảm thấy không gian ở đây rất lạ và thú vị vì cuộc sống thường ngày của em - một cuộc sống hiện đại của thế kỷ 21 - từ lâu đã vắng bóng những “chứng nhân” của thời bao cấp. Mọi thứ nơi đây khiến em thấy thêm hiểu, thêm yêu quá khứ và truyền thống của Thủ đô, của dân tộc. Chương trình “Hà Nội - Chạm miền ký ức” sẽ tiếp tục diễn ra đến hết ngày 31/10. Hồng Nhung