Báo Thanh Niên,

Tránh rủi ro vào giờ ăn cho trẻ mầm non

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 08:48:17 07/10/2024 theo đường link https://thanhnien.vn/tranh-rui-ro-vao-gio-an-cho-tre-mam-non-185241006214229942.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Bậc học mầm non tại TP.HCM đang tính toán, nghiên cứu giải pháp để các cơ sở mầm non có thể đồng loạt triển khai cho trẻ ăn tập trung tại cùng khu vực như các sảnh rộng, nhằm mang lại hiệu quả, phòng tránh rủi ro. HO TRẺ ĂN TẬP TRUNG
Bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết giờ ăn , giờ ngủ vô cùng quan trọng với trẻ mầm non. "Thời gian qua một số đơn vị đã tổ chức rất tốt giờ ăn rồi, nhưng thời gian tới một số trường có quy mô sẽ cho trẻ ăn tập trung", bà Điệp nói và cho biết thêm bà đã tham quan mô hình trên tại Hàn Quốc, giờ ăn tập trung của trường mầm non được tổ chức sạch sẽ, an toàn, hiệu quả.
Trẻ các lớp tập trung ăn ở sảnh, hành lang Trường mầm non Sơn Ca 14, Q.Phú Nhuận, TP.HCM trong hè 2024
ẢNH: THÚY HẰNG
Bà Điệp dẫn ra những ưu điểm khi tổ chức giờ ăn tập trung cho trẻ mầm non: Thứ nhất, khi tập trung ăn ở các sảnh lớn, không ăn trong phòng - cũng là nơi học tập, vui chơi của trẻ - thì giáo viên (GV) tiết kiệm được công sức, thời gian lau dọn. Thứ hai, trẻ có thời gian di chuyển giữa lớp học và nơi ăn, tăng cường vận động, giúp tiêu hóa thức ăn tốt, an toàn.
Thứ ba, giờ ăn là lúc GV mầm non luôn tay luôn chân, một cô phải đút cho nhiều trẻ, không phải trẻ nào cũng dễ ăn, do đó sẽ có GV dễ nóng nảy. Nhưng khi trẻ được ăn tập trung, trong môi trường tập thể, còn có nhiều GV xung quanh, mọi người đều nhìn nhau, ai có nóng cũng sẽ tự kiềm chế. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của các GV xung quanh, cùng chăm sóc những bé ăn chậm, giúp giảm áp lực cho GV.
Thứ tư, trong giờ ăn của trẻ, nhân viên nhà bếp không phải tản đi các lớp mà chỉ tập trung ở khu vực ăn để quan sát. Họ sẽ nhìn xem hôm nay trẻ có ăn hết suất không, món nào hết nhanh, món nào còn thừa nhiều… từ đó sẽ điều chỉnh cách cắt thái, nêm gia vị cho ổn.
Và ưu điểm thứ năm là khi trẻ ăn tập trung thì có sự giám sát của ban giám hiệu nhà trường, người tiếp phẩm, người chế biến, nhân viên y tế trường học để kịp thời xử lý vấn đề phát sinh, khi đó giờ ăn phát huy hiệu quả, đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non.
ẦN SỰ THAM GIA, GIÁM SÁT CỦA ĐẦY ĐỦ CÁC BÊN
Theo tìm hiểu thực tế của PV Báo Thanh Niên , hiện nay tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập, ngoài công lập ở TP.HCM, một số nơi có phòng ăn riêng, tới giờ, trẻ sẽ di chuyển đến phòng ăn, sau đó về phòng học, nơi đây có không gian để trải nệm, túi ngủ để bé ngủ.
Tuy nhiên, phần lớn trường mầm non, nhóm lớp mầm non độc lập, tư thục tổ chức giờ ăn sáng, ăn trưa, ăn xế cho trẻ ngay trong phòng học. Các GV sẽ kê bàn ghế lại để thành khu vực ăn, sau khi trẻ ăn xong lại dọn bàn ghế ra, lau dọn sàn nhà để trẻ nghỉ ngơi, học tập. Cũng có một số trường mầm non có không gian rộng, thoáng, phần hành lang và sảnh ở tầng trệt rộng, các cô cho trẻ ăn ở hành lang này. Bà Lương Thị Hồng Điệp cho biết trước đây một số trường đã làm cách này nhưng khi đó chưa có chỉ đạo chung, các trường tùy ý tổ chức. Bây giờ sẽ làm quy củ hơn, trong giờ ăn cần sự tham gia, giám sát của đầy đủ các bên như ban giám hiệu, y tế, bộ phận nhà bếp... Các trường sẽ được đến tham quan mô hình mẫu tại một trường để học hỏi cách tổ chức.
Bà Điệp cũng dẫn chứng khi cho trẻ ăn sáng, trưa, xế ngay trong phòng học thì một ngày các GV phải khiêng bàn ghế để sắp xếp chỗ ăn ít nhất 6 lượt. Riêng chuyện này đã khiến GV tốn rất nhiều thời gian, sức lực. Chưa kể thức ăn rơi vãi xuống sàn, các cô phải lau chùi rất cực, rồi khi sàn lau trơn ướt mà trẻ chạy nhảy thì lại dẫn tới nguy cơ té ngã. Do đó, tập trung ăn tại một số khu vực rộng ở trường mang lại nhiều lợi ích.
Vậy ở những trường diện tích nhỏ hẹp, không có sảnh, khoảng sân lớn thì có thể tổ chức cho trẻ ăn ở đâu? Trả lời vấn đề này, bà Điệp cho biết có thể tổ chức ở các hành lang, hoặc không phải cả trường cùng ăn một nơi mà có thể mỗi khối ăn ở một khu vực… Như vậy cũng có thể phối hợp kiểm soát dễ hơn, giúp trẻ có giờ ăn an toàn, hiệu quả.
Ổ CHỨC MẪU TẠI
Trường mầm non Nam Sài Gòn
Từ tuần thứ hai của tháng 9.2024, trẻ học tại Trường mầm non Nam Sài Gòn (trường công lập trực thuộc Sở GD-ĐT TP.HCM) được cho ăn tập trung ở khu vực sảnh tầng trệt, áp dụng cho cả 3 bữa sáng, trưa và xế. Giờ ăn được tổ chức cuốn chiếu , lớp nhà trẻ ăn trưa lúc 10 giờ, sau đó 10 phút là tới lớp mầm, rồi lần lượt tới lớp chồi, lá… Hiện nay khu vực đã có hệ thống quạt làm mát, trường đang nghiên cứu phương án lắp thêm cửa lùa di động để có thể lắp máy lạnh tại đây. Việc tổ chức đang được hoàn thiện dần, khi nào hoàn chỉnh sẽ mời các trường trong TP tới tham quan và học tập.
Trẻ em trong giờ ăn tập trung tại Trường mầm non Nam Sài Gòn
ẢNH: XUÂN THƯƠNG
"Trước đây trẻ ăn tại lớp. Giờ các bé được di chuyển từ lớp xuống khu vực ăn tập trung, gặp bạn bè, cùng kết nối trong giờ ăn, chúng tôi nhận thấy bé nào cũng hứng thú hơn. Buổi sáng bé cũng ăn ở đây, phụ huynh đưa con vào lớp, khi đứng ở hành lang lầu 1 có thể quan sát giờ ăn của các bé và đều ủng hộ cách làm này. Trẻ ăn xong thì di chuyển lên lớp, vận động nhiều hơn, thức ăn tiêu hóa tốt hơn, tránh kiểu vừa ăn no xong đã nằm ngủ", bà Lê Thị Xuân Thương, Hiệu trưởng Trường mầm non Nam Sài Gòn, chia sẻ.
Bà Thương cho biết thêm trong giờ ăn, ban giám hiệu, GV, đội ngũ y tế, nhà bếp đều quan sát các bé, từ đó phòng ngừa được nhiều nguy cơ mất an toàn với trẻ.
Tuyệt đối không lơ là trong giờ ăn, giờ ngủ của trẻ Bà Lê Thị Xuân Thương, Hiệu trưởng Trường mầm non Nam Sài Gòn, cho biết nhà trường mời báo cáo viên tổ chức các buổi bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ GV, nhân viên về phòng ngừa nguy cơ hóc, sặc đồ ăn, kỹ năng sơ cứu, xử lý tình huống.
Bác sĩ chuyên khoa II Phan Thị Thanh Hà, Trưởng khoa Nhi - Nhiễm, Bệnh viện Q.8, TP.HCM, cho biết trong giờ ăn, GV mầm non gặp nhiều áp lực khi lớp đông, không phải trẻ nào cũng dễ ăn, do đó GV càng phải chú ý đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Các GV, nhân viên nuôi dưỡng phải được đi học, tập huấn, thực hành kỹ năng sơ cứu khi thấy trẻ có các biểu hiện như nghẹn, hóc, sặc đồ ăn…
"Để tránh nguy cơ hít sặc đồ ăn, tuyệt đối không cho trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy, đùa giỡn. Không được ép trẻ ăn. Đút lượng thức ăn vừa phải trong một lần. Trẻ đang khóc thì tuyệt đối không đút ăn. Trẻ ăn xong cần phải đi lại, vận động nhẹ nhàng, không được đi nằm ngay lập tức vì nguy cơ trào ngược, hít sặc thức ăn cao. Không nên cho trẻ nằm ngửa rồi ôm bình sữa bú vì dễ bị hít sặc, nguy hiểm tính mạng. Giờ trẻ ngủ cũng không được lơ là, phải có người trực để phòng tránh nguy cơ trào ngược, ói, hít sặc", bác sĩ Hà tư vấn.
Sao chép thành công