Báo Công An Nhân Dân,

Trao giải cuộc thi viết “Chuyện của những dòng sông”

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 00:48:29 26/09/2024 theo đường link https://cand.com.vn/Chuyen-dong-van-hoa/trao-giai-cuoc-thi-viet-chuyen-cua-nhung-dong-song-i745199/
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Chiều 25/9, tại TP Hồ Chí Minh, Ban tổ chức cuộc thi viết “Chuyện của những dòng sông” đã tổ chức buổi lễ trao giải cho những tác giả đạt giải và ra mắt cuốn sách cùng tên, đồng thời tổ chức cuộc tọa đàm chủ đề “Giong buồm” trong khuôn khổ sự kiện…
Tham dự buổi lễ có PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; lãnh đạo Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh… Cùng tham dự buổi lễ còn có nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà văn và nhà báo uy tín…
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ trao giải Nhất cho tác giả Tống Phước Bảo với tác phầm "Lòng Tàu: Nơi con sông ở lại".
Cuộc thi viết “Chuyện của những dòng sông” do Báo VietNamNet khởi xướng và phát động từ ngày 5/3 đến 30/6, nhằm tôn vinh vẻ đẹp, giá trị văn hóa, lịch sử và những đóng góp to lớn của các dòng sông trải dài trên dải đất Việt Nam. Mỗi dòng sông mang theo câu chuyện riêng, nhưng khi hòa quyện, chúng đã tạo nên một bức tranh phong phủ về lịch sử, văn hóa và sự phát triển bền vững của đất nước.
Ban tổ chức trao giải Nhì (ảnh trên) và giải Ba cho các tác giả.
Cuộc thi không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm những tác phẩm văn học chất lượng, mà còn tổ chức nhiều hoạt động đồng hành đầy ý nghĩa như các chuyến khảo sát và khám phả tiềm năng sông nước. Một số chuyến đi tiêu biểu bao gồm: Chuyến đi về ấp đảo Thiềng Liềng (Cần Giờ) vào ngày 25-26/3/2024; Chuyển khảo sát trên sông Mê Kông vào ngày 19-21/4/2024…
Phát biểu tại buổi lễ, Nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - Trưởng Ban giám khảo cho biết, sau 4 tháng phát động cuộc thi “Chuyện của những dòng sông”, ban tổ chức đã nhận được 472 bài viết. Trong đó, 96 bài dự thi lọt vào vòng sơ khảo và được chọn lựa để đăng tải trên báo VietNamNet. Sau đó, Ban giám khảo đã chọn được 20 tác phẩm trong tổng số 96 bài vòng sơ khảo để trao giải.
Ban tổ chức trao 12 giải Ấn tượng cho các tác giả.
“Cuộc thi đã nhận được nhiều tác phẩm chất lượng, ghi nhận câu chuyện có tính thực tế, có nhiều tác động và ảnh hưởng tới sự phát triển của những dòng sông trên đất Việt. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư về nội dung bài viết, mà còn đầu tư về mặt hình ảnh, video để tăng thêm tính hấp dẫn”, Nhà báo Trần Trọng Dũng đánh giá.
Tại cuộc họp chấm vòng Chung khảo, Ban tổ chức và Ban Giám khảo đã quyết định tăng giải thưởng (tăng thêm 1 giải Nhì và 1 giải Ba). Như vậy, cơ cấu giải thưởng sau khi điều chỉnh tăng thêm gồm có: 1 giải nhất, 2 giải Nhì ; 3 giải Ba. Đồng thời, Ban tổ chức cũng quyết định trao thêm 12 giải Ấn tượng.
Các tác giả trao đổi về cuốn sách “Chuyện của những dòng sông”.
Lễ trao giải cuộc thi không chỉ là sự kiện để vinh danh những tác giả và tác phẩm xuất sắc, mà còn là dịp ra mắt cuốn sách “Chuyện của những dòng sông” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Cuốn sách là “tác phẩm” đặc biệt, tập hợp những bài viết xuất sắc từ cuộc thi, được minh họa bởi những bức ảnh nghệ thuật đầy cảm xúc của nhiếp ảnh gia Dương Minh Long, mang đến những trải nghiệm sâu sắc về vẻ đẹp của các dòng sông trên khắp cả nước.
Cuộc tọa đàm “Giong Buồm” với sự tham gia của các doanh nhân, những người làm du lịch.
Trong khuôn khổ sự kiện, cuộc tọa đàm “Giong Buồm” với chủ đề xoay quanh câu hỏi làm thế nào để kinh tế sông nước và biển có thể “thuận buồm xuôi gió”, buổi tọa đàm có sự tham gia của các doanh nhân, những người làm du lịch. tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp bền vững cho sự phát triển xanh, đồng thời nhấn mạnh vai trò của truyền thông, doanh nghiệp và các bên liên quan. Đây là cơ hội để kết nối các sáng kiến, ý tưởng nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của các dòng sông, không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh tế khác, với tầm nhìn dài hạn và bền vững.
Sao chép thành công