Nội dung liên quan Xã Lìa, Huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị, Tin Trong Nước
Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam,
Trong 3 năm, 2 huyện ở Quảng Trị có hơn 500 trường hợp tảo hôn
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
08:33:15 30/09/2024
theo đường link
https://phunuvietnam.vn/trong-3-nam-2-huyen-o-quang-tri-co-hon-500-truong-hop-tao-hon-20240928140616727.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Thu Thảo Các tiểu phẩm truyền thông được các tuyên truyền viên chuẩn bị bài bản. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tình trạng tảo hôn vẫn còn tiếp diễn. Từ năm 2020-2023, huyện Hướng Hóa có 285 trường hợp tảo hôn, huyện Đakrông có 221 trường hợp. Tình trạng tảo hôn vẫn còn tiếp diễn Nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, thời gian qua Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã tổ chức các chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn tại các xã: Lìa, Xy, Thanh (huyện Hướng Hóa); Tà Long, Húc Nghì, Ba Nang (huyện Đakrông); xã Vĩnh Hà, (huyện Vĩnh Linh) cho bố mẹ có con trong độ tuổi vị thành niên; nam, nữ thanh niên và thành viên tổ truyền thông cộng đồng tại các xã thuộc các huyện Dự án 8. Đây là một trong những hoạt động của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tình trạng tảo hôn vẫn còn tiếp diễn. Từ năm 2020-2023, huyện Hướng Hóa có 285 trường hợp tảo hôn, huyện Đakrông có 221 trường hợp. Mới 17 tuổi nhưng em Hồ Thị L. ở ở thôn Pa Linh, xã A Vao, huyện Đa Krông (Quảng Trị) đã làm mẹ cách đây gần 2 năm. Ảnh P.T. Đại diện Hội LHPN tỉnh Quảng Trị, cho biết, các chiến dịch truyền thông tập trung vào nội dung: tác hại, hệ lụy của tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và giải pháp phòng, chống; các chính sách, pháp luật có liên quan đến hôn nhân và gia đình; những tác hại của việc sinh con trước 18 tuổi; thực hiện bình đẳng giới; xóa bỏ hủ tục, cải tạo tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh. Thông qua chiến dịch nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội, thúc đẩy thay đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó làm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nhiều mô hình tuyên truyền giảm những vấn đề lạc hậu có hại với phụ nữ, trẻ em được thành lập Cũng theo vị đại diện của Hội LHPN tỉnh Quảng Trị, thời gian qua, với vai trò trách nhiệm của mình, các cấp Hội LHPN trong toàn tỉnh, đặc biệt tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã chủ động, tích cực phối hợp các ban ngành, các tổ chức phi chính phủ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, bạo lực gia đình, phòng chống tảo hôn tới hơn 80 ngàn lượt người. Các chiến dịch truyền thông thu hút sự theo dõi của đông đảo người dân và hội viên phụ nữ. Thành lập những mô hình phòng ngừa bạo lực gia đình, tảo hôn như: CLB phòng chống bạo lực gia đình, mô hình làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em, câu lạc bộ trẻ em gái. Đặc biệt, đã thành lập và vận hành 146 Tổ truyền thông cộng đồng, 29 CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi tại 37 xã địa bàn của Dự án 8 để làm nòng cốt tuyên truyền giảm những vấn đề, hủ tục lạc hậu có hại đối với phụ nữ và trẻ em. Tổ chức các cuộc đối thoại và tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; tăng cường bám sát cơ sở, kịp thời phát hiện và tham gia ngăn chặn một số vụ việc tảo hôn. Phối hợp với chính quyền, các ngành tham gia tham gia giải quyết các vụ tảo hôn Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN tỉnh Quảng Trị Nguyễn Thị Quế Phượng cho biết: “Trong thời gian tới, các cấp Hội sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Trẻ em các văn bản quy định có liên quan về phòng chống tảo hôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, thông qua các buổi sinh hoạt nhóm tổ phụ nữ, sinh hoạt CLB.... Phối hợp với trường học, Đoàn thanh niên tổ chức các buổi nói chuyên chuyên đề, giáo dục giới tính, định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh bậc THCS. Đẩy mạnh triển khai xây dựng các mô hình, các hoạt động đa dạng, cụ thể, phù hợp với thực tế của từng địa phương. Chú trọng công tác phòng ngừa bằng việc đề ra được những giải pháp giúp phụ nữ có được công ăn việc làm, phát triển kinh tế và các hoạt động hỗ trợ để phụ nữ có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết. Tổ chức các hoạt động thúc đẩy, trao quyền cho trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, cải thiện tiếp cận thông tin, cơ hội để tiếp tục đi học, xây dựng kỹ năng sống cho các em, cung cấp không gian an toàn để các em có thể học, chơi và kết bạn, cung cấp thông tin và dịch vụ về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, với ngành Tư pháp, Công an, Lao động Thương binh và Xã hội, trên địa bàn trong công tác tuyên truyền, vận động, nắm tình hình và tham gia tham gia giải quyết các vụ tảo hôn có liên quan đến trẻ em gái xảy ra trên địa bàn. Bên cạnh đó, phát huy vai trò của Tổ truyền thông cộng đồng, CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi trong công tác tuyên truyền phòng, chống tảo hôn".