Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ảnh minh họa
Nam miền Bắc
Nam miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Tại cuộc họp báo do UBND TP Hà Nội tổ chức hôm qua (3/10), ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Hà Nội (Trung tâm, Sở Xây dựng) cho biết, qua cơn bão số 3, đa số cây xanh gãy, đổ là do không chống chịu được sức tàn phá của thiên nhiên, đặc biệt hệ thống cây xanh Hà Nội có tỷ lệ cây già cỗi lớn, môi trường đô thị chật hẹp, không đủ điều kiện cho bộ rễ phát triển tương đương tán lá.
Làm rõ hơn về số liệu 40.000 cây xanh gãy, đổ, ông Hưng cho biết con số này gồm 4 loại cây: Cây đường phố do TP (đại diện là Sở Xây dựng) quản lý 11.756; cây do cấp huyện quản lý gồm: Đường phố nhỏ, có mặt cắt nhỏ hơn 16m, các cây trong công viên, trong các cơ quan, khu đô thị, khu công nghiệp. Tính cả cây của người dân thì số lượng còn lớn hơn.
Ông Hưng thông tin, việc trồng cây được UBND TP quyết định về quy trình định mức kỹ thuật duy tu, duy trì; kích thước hố, kích thước bầu, độ sâu trồng cũng được quy định rõ ràng.
Qua thống kê kỳ vừa rồi, ông Hưng cho biết cây xanh do TP quản lý có 11.756 cây gãy, đổ, cây dựng lại được ngay tại chỗ là 3.513; cây mang về vườn ươm để cứu 608. Như vậy, tổng số cây trồng tại chỗ và đưa về vườn ươm để cứu là 4.103 cây. Trong khi đó, cây gãy, đổ không cứu được mà cắt thành khúc chuyển về để đấu giá, thanh lý củi, gỗ là 7.635 cây. Tổng hợp cây quý hiếm, cây lịch sử và cây cổ thụ có 98 cây, trong đó cây quý, cây lịch sử có 35 cây thì cứu được 33 cây (có 2 cây không cứu được và khi đổ thì thân bị toác sâu xuống gốc).
Ông Hưng cho hay, năm 2014 Sở Xây dựng đã một lần rà soát, tìm những cây có bầu không được dỡ ra khi trồng. Sau bão lớn, thống kê có 12 cây/11.735 cây đổ có bầu bọc rễ, trong đó 7 cây có bầu bọc rễ là lưới thuộc diện vật liệu không tiêu huỷ, 5 cây là bọc nilon và vỏ bao xi măng. Những cây bọc rễ như vậy sẽ không phát triển được, rất dễ đổ. "Sau trận bão lớn như Yagi, với các cây trồng phi kỹ thuật như vậy chắc cũng đổ gần hết", ông Hưng cho hay, Sở tiếp tục truy tìm chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu thực hiện trách nhiệm.
Theo ông Hưng, với khu phố cổ của Hà Nội, sau khi mở rộng vỉa hè thì cây nằm hoàn toàn trên hạ tầng kỹ thuật, dưới là cấp nước, thoát nước, hạ tầng kỹ thuật dùng chung, gồm viễn thông, điện lực... Có những cây không cắm rễ được xuống đất, mà ăn ngang rồi trồi lên. Phía Sở Xây dựng đã có văn bản đề nghị cấp huyện khi làm vỉa hè phải phù hợp với cây có sẵn về chiều rộng và chiều cao bồn cây.
Liên quan ý kiến có sự chậm trễ trong công tác khắc phục cây xanh, ông Hưng cho rằng khi TP phát động thì toàn xã hội đã vào cuộc. Việc đầu tiên là chỉ đạo tập trung để giải tỏa nhằm đảm bảo giao thông, cắt những cây để lên vỉa hè, ưu tiên dựng lại những cây quý hiếm, những cây có thể dựng lại ngay.
Trung tâm quản lý 3 Cty duy tu, duy trì; đồng thời huy động thêm 4 Cty, sau đó 10 tỉnh cử lực lượng tham gia hỗ trợ liên quan kỹ thuật. Các quận, huyện cũng đã huy động được 28 điểm tập kết ngay bằng quỹ đất tại địa phương, giúp giải toả rất nhanh, hoàn thành trước hạn 20/9 mà UBND TP chỉ đạo.