Nội dung liên quan Trung Quốc, Tin Quốc Tế
Báo Điện tử Chính phủ,
Trọng tâm gói kích thích kinh tế quy mô lớn của Trung Quốc
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
13:34:05 01/10/2024
theo đường link
https://baochinhphu.vn/trong-tam-goi-kich-thich-kinh-te-quy-mo-lon-cua-trung-quoc-102240925095430654.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tung ra một loạt chính sách hỗ trợ nền kinh tế khi các nhà hoạch định chính sách thực hiện động thái mạnh mẽ nhất từ trước đến nay để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2024. Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào ngày 24/9, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Pan Gongsheng đã công bố loạt biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang phải đối phó với vấn đề nợ kéo dài trong lĩnh vực bất động sản, áp lực giảm phát liên tục và thất nghiệp cao ở giới trẻ. Bơm hơn 141 tỷ USD vào thị trường tài chính Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết, ngân hàng sẽ cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc 0,5 điểm phần trăm, hạ lãi suất chính sách và lãi suất chuẩn thị trường. Động thái này sẽ bơm khoảng 1.000 tỷ nhân dân tệ (141,7 tỷ USD) thanh khoản dài hạn vào thị trường tài chính. Trung Quốc cũng sẽ hạ lãi suất các khoản vay thế chấp. Theo hãng tin Reuters, giới phân tích đặt câu hỏi liệu việc PBOC bơm thanh khoản sẽ mang lại hiệu quả ra sao, xét tới nhu cầu tín dụng đang yếu của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang thiếu những chính sách cụ thể để hỗ trợ các hoạt động kinh tế thực. "Đây là gói kích thích kinh tế quan trọng nhất của PBOC kể từ ngày đầu đại dịch", nhà phân tích Julian Evans-Pritchard của Công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics nhận định. "Nhưng bản thân các biện pháp này có thể là không đủ", ông nói và cho rằng có thể phải có thêm các biện pháp kích cầu bằng chính sách tài khóa để đưa tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm nay của Trung Quốc đạt mục tiêu khoảng 5%. Cứu trợ thị trường bất động sản Người đứng đầu ngân hàng trung ương cũng công bố một gói cứu trợ thị trường bất động sản đang gặp khó khăn của quốc gia này, bao gồm việc hạ lãi suất cho vay đối với các khoản thế chấp lên tới 5,3 nghìn tỷ USD và nới lỏng các quy định về mua nhà thứ hai. Ông Gongsheng cho biết thêm, Trung Quốc sẽ cho phép các quỹ và công ty môi giới tiếp cận các quỹ của PBOC để mua cổ phiếu. Các biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản bao gồm giảm 0,5 điểm phần trăm lãi suất trung bình đối với các khoản vay thế chấp nhà và giảm tỉ lệ trả trước tối thiểu xuống 15% đối với tất cả các dạng nhà và một số biện pháp khác. Loạt chính sách kích thích mới được công bố khi ngày càng có nhiều tiếng nói kêu gọi Bắc Kinh vực dậy động lực tăng trưởng đang suy yếu. Nền kinh lớn thứ hai thế giới vẫn chưa có phục hồi rõ rệt về tăng trưởng do khủng hoảng bất động sản kéo dài, tiêu dùng trong nước vẫn ảm đạm và xung đột thương mại với phương Tây ngày càng gay gắt. Ngành bất động sản và xây dựng chiếm hơn 25% GDP của Trung Quốc nhưng chịu áp lực chưa từng có kể từ năm 2020, khi chính quyền thắt chặt khả năng tiếp cận tín dụng của các nhà phát triển nhằm giảm nợ. Bắc Kinh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hồi sinh thị trường nhà ở, bao gồm chương trình mua lại nguồn cung căn hộ dư thừa. Bắc Kinh đã dỡ bỏ nhiều hạn chế đối với việc mua nhà, giảm mạnh lãi suất thế chấp và yêu cầu trả trước, nhưng cho đến nay thị trường vẫn chưa thể phục hồi. Nhu cầu trên thị trường nhà đất Trung Quốc vẫn ảm đạm và giá nhà tiếp tục sụt giảm, với tốc độ mạnh nhất hơn 9 năm vào tháng 8 vừa qua. Cuộc khủng hoảng về bất động sản này đã đè nặng lên nền kinh tế và ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng khi 70% tiền tiết kiệm của hộ gia đình Trung Quốc được đổ vào bất động sản. Các nhà phân tích vẫn không tin rằng các biện pháp mới nhất sẽ có tác động đáng kể. Ngoài ra, PBOC còn công bố một chương trình hoán đổi có trị giá 500 tỷ nhân dân tệ để các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm và môi giới có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để mua cổ phiếu. Một chương trình khác có quy mô 300 tỷ nhân dân tệ vốn vay giá rẻ để hỗ trợ các ngân hàng thương mại cấp vốn cho các tổ chức khác mua cổ phiếu và mua lại cổ phiếu. Các số liệu kinh tế Trung Quốc gần đây suy yếu nhanh hơn so với dự báo, làm gia tăng tính cấp bách buộc các nhà hoạch định chính sách triển khai thêm biện pháp hỗ trợ. Về chính sách tài khóa, chính quyền các địa phương Trung Quốc đang triển khai nhanh việc phát hành trái phiếu nhằm rót vốn vào các dự án hạ tầng, nhưng giới phân tích cho rằng như vậy có thể còn chưa đủ. "Một chính sách tài khóa quyết liệt là cần thiết để tạo ra nhu cầu thực trong nền kinh tế", một báo cáo của ANZ nhận định. Gần đây, loạt ngân hàng lớn gồm Goldman Sachs, Nomura, UBS và Bank of America đã đồng loạt cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Gói kích cầu mới của Trung Quốc được đưa ra gần 1 tuần sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất mạnh tay. Động thái của Fed cho phép PBOC nới lỏng chính sách tiền tẹ mà không gây quá nhiều áp lực mất giá lên đồng nhân dân tệ. "Vẫn còn dư địa để Trung Quốc nới lỏng trong những tháng sắp tới", nhà kinh tế trưởng Lynn Song của Ngân hàng ING nhận định.