Nội dung liên quan Xã Trung Trạch, Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình, Tin Trong Nước
Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật,
Trường 23 tỷ xây dang dở rồi “đắp chiếu”, hàng trăm trẻ phải học điểm cũ xuống cấp
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
20:16:54 27/09/2024
theo đường link
https://www.nguoiduatin.vn/truong-23-ty-xay-dang-do-roi-dap-chieu-hang-tram-tre-phai-hoc-diem-cu-xuong-cap-204240927083131613.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Ngô Thị Huyền Một ngôi trường có mức vốn 23 tỷ đồng xây dựng xong phần thô rồi “đắp chiếu” nhiều năm. Trong khi đó, hàng trăm trẻ mầm non phải học tại trường cũ chật chội, xuống cấp. Trường 23 tỷ đồng xây dang dở rồi bỏ không Ngôi trường mầm non 23 tỷ đồng xây dang dở rồi “đắp chiếu” nhiều năm. Đó là thực trạng đang xảy ra tại ngôi trường mầm non Trung Trạch, xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tháng 5/2019, UBND xã Trung Trạch tiến hành Lễ khởi công xây dựng công trình Trường mầm non Trung Trạch nhằm mục đích đầu tư tăng trưởng cơ sở vật chất, đảm bảo đạt chuẩn quốc gia và đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn xã. Ngôi trường mầm non Trung Trạch được khởi công xây dựng năm 2019. Sau khi xây dựng xong phần thô, các hạng mục công trình bị "đắp chiếu" từ nhiều năm nay. Theo UBND xã Trung Trạch, công trình có tổng mức đầu tư hơn 23 tỷ đồng, gồm 4 hạng mục: Kè đá, san lấp mặt bằng, hệ thống thoát nước, hạ tầng kỹ thuật; Nhà chức năng; Nhà lớp học 2 tầng 10 phòng; cổng, hàng rào, nhà bếp và các công trình phụ trợ khác. Tuy nhiên, đã hơn 5 năm kể từ ngày khởi công, đến nay công trình vẫn chưa hoàn thành và "đắp chiếu" từ nhiều năm. Một dãy nhà đã được đơn vị thi công sơn phần mặt ngoài. Trải qua nhiều năm để không đã trở nên xuống cấp, hư hỏng. Ghi nhận của PV, các dãy nhà lớp học 2 tầng 10 phòng, nhà chức năng đã hoàn thiện phần thô; nhiều vị trí xây dựng do bỏ hoang lâu ngày đã có hiện tượng xuống cấp; hàng rào và một số công trình phụ trợ đang xây dựng dở dang, nham nhở... xung quanh khuôn viên cỏ mọc um tùm. Theo UBND xã Trung Trạch, trường mầm non có tổng mức đầu tư 23 tỷ đồng. Trong khi chờ trường mới, 210 học sinh mầm non phải học tại điểm trường cũ chật chội, cơ sở vật chất xuống cấp và hư hỏng phải thường xuyên tu sửa, nâng cấp. Theo cô Phan Thị Ánh Ngọc, Hiệu trưởng Trường mầm non Trung Trạch, trước đây, trường luôn là một trong những đơn vị đi đầu các phong trào của huyện, đạt trường chuẩn quốc gia từ năm 2010. Trong khi ngôi trường mới xây dang dở bỏ không, 210 cháu học sinh mầm non phải học tại điểm trường cũ chật chội, xuống cấp. Sau này, cơ sở vật chất bắt đầu xuống cấp, UBND xã có kế hoạch xây dựng ngôi trường mới. Tuy nhiên, năm 2019 khởi công xây dựng, do không có nguồn kinh phí, đã để không từ nhiều năm nay. "Quá trình đang xây dựng trường mới thì điểm trường cũ không có đầu tư gì về cơ sở vật chất mà chỉ tu sửa hàng năm. Nhưng hiện tại trường đã xuống cấp quá rồi, đặc biệt là các dãy phòng học phía sau rất ẩm thấp, không đủ ánh sáng, chật chội và không còn đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất của trường mầm non. Nếu tính diện tích tối thiểu của một cháu là 12m2, với diện tích của nhà trường hiện nay thì còn thiếu so với quy định 575m2", Hiệu trưởng Trường mầm non Trung Trạch, cho biết. Ghi nhận của PV tại điểm trường cũ, các cháu học sinh phải học trong những lớp học chật chội, thấp, có thời điểm mưa nhiều đã bị dột nước, ẩm mốc. Trường cũ không có nhà kho, cô giáo phải tận dụng khoảng hành lang của 2 dãy nhà để bàn ghế, giường ngủ và trang thiết bị học tập. Trước dãy nhà vệ sinh cho 150 cháu dùng chung, các cô cũng tận dụng làm nơi để đồ đạc. Một số phòng học được cải tạo từ các phòng chức năng, nhà kho của trường nên cũng không đảm bảo điều kiện học tập. Bên cạnh đó, khuôn viên hẹp cũng dẫn đến khu vui chơi của trẻ gặp nhiều khó khăn. Dãy hành lang trở thành "nhà kho" để bàn học, giường ngủ và các dụng cụ học tập của học sinh. Dãy nhà vệ sinh cũng đã xuống cấp, 150 cháu phải dùng chung nhà vệ sinh. Tìm... vốn để ưu tiên hoàn thành trường Cô Phan Thị Ánh Ngọc, Hiệu trưởng Trường mầm non Trung Trạch, bày tỏ: "Nguyện vọng sớm hoàn thiện trường để cô và trò được chuyển ra cơ sơ mới, các cô yên tâm công tác, trò có môi trường học tập tốt hơn". Một phụ huynh Trường mầm non Trung Trạch cho biết: "Một ngôi trường mới rộng rãi, xây dựng dang dở rồi bỏ không nhiều năm. Trong khi đó, các cháu học sinh phải học trong ngôi trường cũ chật chội, cơ sở vật chất xuống cấp, không đảm bảo. Là phụ huynh, chúng tôi rất mong muốn lãnh đạo xã sớm có phương án giải quyết, sớm hoàn thiện trường học mới để các cháu có điều kiện học tập tốt hơn". Rêu xanh phủ tường, trần phòng học bị thấm nước... tại điểm trường cũ. Theo ông Trần Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Trung Trạch, nguyên nhân dẫn đến việc công trình Trường mầm non Trung Trạch xây dang dở rồi bỏ không nhiều năm là do hết vốn. "Nguyên nhân do kế hoạch thu ngân sách từ đấu giá cấp quyền sử dụng đất trong giai đoạn 2021 đến nay không đạt kế hoạch đề ra nên nguồn ngân sách phân bổ cho đầu tư xây dựng còn hạn chế; mặt khác, phải ưu tiên bố trí ngân sách để trả nợ đọng xây dựng cơ bản. Dẫn đến địa phương phải cân đối nguồn ngân sách, chưa có để tiếp tục phân bổ cho các hạng mục công trình của trường mầm non", ông Trần Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Trung Trạch nói. "Do xã đang gặp khó khăn về nguồn thu nên các cô cũng phải chấp nhận chứ thực tế thì điều kiện học tập của các cháu không đảm bảo theo quy định. Việc này cũng khiến số lượng tuyển sinh học sinh của trường giảm sút. Bởi nhiều phụ huynh đã xin cho con em học tại các điểm trường tư, học trái tuyến có điều kiện học tập tốt hơn", cô Phan Thị Ánh Ngọc, Hiệu trưởng Trường mầm non Trung Trạch chia sẻ. Cũng theo Chủ tịch UBND xã Trung Trạch, đối với Trường mầm non Trung Trạch, xã đã đặt ưu tiên hàng đầu để bố trí nguồn vốn cho công trình nhằm phấn đấu hoàn thành vào năm 2025. "UBND xã đã trình HĐND xã về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 và kế hoạch đầu tư công năm 2024. Trong đó, cắt giảm các công trình chưa cần thiết, ưu tiên bố trí nguồn ngân sách để các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. Đồng thời, điều chỉnh thời gian thực hiện dự án để đảm bảo theo quy định của pháp luật", Chủ tịch UBND xã Trung Trạch thông tin thêm.