Nội dung liên quan Thị trấn Na Hang, Huyện Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang, Tin Trong Nước
Báo Công Thương-Tin tức kinh tế cập nhật mới nhất 24h qua,
Tuyên Quang: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử tại Na Hang để phát triển du lịch
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
13:26:14 03/10/2024
theo đường link
https://congthuong.vn/tuyen-quang-bao-ton-phat-huy-cac-gia-tri-van-hoa-lich-su-tai-na-hang-de-phat-trien-du-lich-349888.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Du lịch không chỉ mang lại nguồn thu lớn cho huyện Na Hang, Tuyên Quang mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Điểm đến tiềm năng cho du lịch sinh thái và văn hóa Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình, trên địa bàn huyện Na Hang và Lâm Bình của tỉnh Tuyên Quang là một trong những địa điểm du lịch nổi bật trong khu vực phía Bắc. Với sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hệ sinh thái đa dạng và di sản văn hóa phong phú, Na Hang không chỉ là một khu bảo tồn thiên nhiên mà còn là một trung tâm du lịch sinh thái và văn hóa quan trọng. Để phát triển du lịch, các lễ hội truyền thống của các dân tộc trong huyện cần được gìn giữ, phát huy Chính quyền địa phương đã có những bước đi quyết liệt trong việc phát triển du lịch, coi đây là ngành kinh tế quan trọng. Để đạt được điều này, Na Hang đã chủ động, linh hoạt vận dụng cơ chế chính sách của trung ương, kết hợp các nguồn lực đầu tư để phát triển du lịch của tỉnh một cách đồng bộ, có trọng tâm và trọng điểm. Tính đến giữa năm 2024, huyện Na Hang đã thu hút hơn 353.000 lượt khách du lịch, vượt 100,9% kế hoạch đề ra cho cả năm, với doanh thu đạt 424 tỷ đồng. Đây là những con số ấn tượng, vượt xa so với cùng kỳ năm 2023 và đã hoàn thành sớm hơn mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025. Na Hang có tiềm năng phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, từ du lịch tham quan, nghỉ dưỡng đến du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm. Các hoạt động du lịch phổ biến tại đây bao gồm du thuyền trên lòng hồ thủy điện, chèo thuyền kayak, khám phá các hang động kỳ vĩ, hay tham gia các hoạt động mạo hiểm như leo núi và dù lượn. Ngoài ra, các lễ hội truyền thống của các dân tộc trong huyện được lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, huyện Na Hang gìn giữ và phát triển để níu chân du khách. Bên cạnh đó, Na Hang còn là nơi lý tưởng để phát triển du lịch cộng đồng, nơi du khách có thể trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương tại các làng văn hóa như thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái và thôn Nà Khá, xã Năng Khả... Du lịch không chỉ mang lại nguồn thu lớn cho huyện Na Hang mà còn góp phần quan trọng vào bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của khu vực. Với sự phát triển của du lịch, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được bảo vệ và tôn tạo, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa dân tộc. Đồng thời, du lịch cũng tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương, nâng cao mức sống và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện. Bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống Là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống, kho tàng văn hóa truyền thống của các cộng đồng trên địa bàn huyện Na Hang vô cùng phong phú, đa đạng và đặc sắc. Na Hang xác định, lưu giữ, bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ông Hoàng Minh Đằng, Trưởng Phòng Văn hoá huyện Na Hang chia sẻ: Trước hết, đối với văn hóa vật thể, huyện Na Hang chú trọng chỉnh trang, tôn tạo các khu, điểm di tích, giữ gìn bảo vệ nghiêm ngặt và hài hòa các khu danh thắng quốc gia. Huyện Na Hang có 30 di tích lịch sử, di tích khảo cổ và di tích danh lam thắng cảnh, trong đó có 4 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh. Đặc biệt, huyện có Khu danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Huyện Na Hang, Tuyên Quang, sở hữu cảnh sắc thiên nhiên đẹp mắt cùng đời sống văn hóa phong phú. (Ảnh: Cổng TTĐT Na Hang) Đối với loại hình văn hóa phi vật thể, huyện luôn chú trọng giải pháp bảo tồn, lưu giữ trong cộng đồng. Trong thời gian qua, UBND huyện phối hợp thực hiện việc nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê các di sản văn hóa, lập hồ sơ các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Huyện đã phục dựng thành công nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc như Lễ hội Lồng Tông thị trấn Na Hang; Lễ hội Lồng Tông xã Đà Vị, Yên Hoa của đồng bào dân tộc Tày, Lễ hội giã cốm xã Côn Lôn, Lễ hội bắt cá xã Năng Khả, duy trì nghề dệt thổ cẩm, các không gian văn hóa như làng cổ của người Tày trên địa bàn... Các xã, thị trấn thành lập các câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hóa trong cộng đồng. Hiện nay, toàn huyện có 12 đội văn nghệ xã, thị trấn, 145 đội văn nghệ quần chúng, 10 câu lạc bộ hát Then - đàn Tính, 3 câu lạc bộ hát Páo dung... Các câu lạc bộ thường xuyên kết nạp các thành viên mới để truyền dạy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Anh Hoàng Liên Sơn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Then thôn Bản Nhùng, xã Năng Khả cho biết, câu lạc bộ có hơn 50 thành viên, trong đó có 12 thành viên từ 9 đến 15 tuổi. Hàng năm, anh thường mở lớp dạy miễn phí hát Then, đàn Tính cho người dân. Những năm qua, huyện chú trọng bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc gắn với phát triển du lịch. Đến nay, trên địa bàn huyện có nhiều điểm du lịch cộng đồng, du khách được trải nghiệm phong cảnh, đời sống, nét văn hoá dân tộc nơi đây. Điển hình như điểm du lịch cộng đồng tại thôn Nà Khá, xã Năng Khả; thôn Bản Bung, xã Thanh Tương; thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái. Trung bình mỗi năm huyện đón trên 200 nghìn lượt khách. Thời gian tới, huyện Na Hang chú trọng phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng sản phẩm, dịch vụ đặc trưng, mang bản sắc riêng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương. Với những chiến lược phát triển đồng bộ, bền vững, Na Hang hứa hẹn sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước trong những năm tới. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch, huyện Na Hang đã xây dựng các phương án thu phí tham quan tại các danh lam thắng cảnh như lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. Việc thu phí không chỉ giúp bù đắp chi phí quản lý, bảo vệ môi trường và tu bổ di tích, mà còn giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Các chính sách phát triển du lịch của huyện cũng hướng tới việc khai thác tiềm năng du lịch một cách bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. Huyện Na Hang còn chủ động hợp tác với các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị lữ hành để quảng bá hình ảnh và thu hút du khách. Với những tiềm năng tự nhiên và văn hóa, Na Hang đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam . Sự phát triển của du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo của địa phương. Đức Lâm Bạn thấy bài viết này thế nào? Kém Bình thường Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt