Nội dung liên quan Xã Tràng Đà, Thành phố Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang, Tin Trong Nước
Báo Tài nguyên & Môi trường,
Tuyên Quang: Khẩn trương khắc phục hậu quả sau ngập lụt
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
02:35:09 16/09/2024
theo đường link
https://baotainguyenmoitruong.vn/tuyen-quang-khan-truong-khac-phuc-hau-qua-sau-ngap-lut-380023.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Khánh Ly (TN&MT) - Ngay sau khi lũ trên sông Lô rút đi, chính quyền và người dân tỉnh Tuyên Quang đã từng bước thu gom rác, bùn đất, dọn dẹp nhà cửa, đường phố với tinh thần “nước rút đến đâu, vệ sinh đến đó”. Thu gom rác thải, vệ sinh môi trường Do tác động của cơn bão số 3, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng ngập lụt. Sau khi thủy điện Tuyên Quang đóng cửa xả, đến ngày 14/9, nước đã rút hết khỏi các địa bàn. Tuy nhiên, tại các khu dân cư và trên đường phố, tình trạng chung là rác chất nhiều đống lớn dọc theo trục giao thông chính, nhất là khu vực đầu ngõ. Rác chủ yếu là đồ đạc bị ngấm nước bùn, vỡ hỏng không thể dùng được nữa nên rất cồng kềnh. Xe rửa đường đi từng tuyến đường trong thành phố, phối hợp cũng người dân các tổ dân phố rửa sạch bùn đất Để kịp thời khắc phục, ổn định tình hình, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Văn bản số 4131/UBND-KT ngày 13/9/2024 yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả mưa lũ và đảm bảo công tác an toàn vệ sinh môi trường. Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, các huyện, thành phố triển khai các biện pháp đồng bộ, đảm bảo vệ sinh môi trường và xử lý triệt để các nguy cơ ô nhiễm sau mưa lũ. Các địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, đường phố theo phương châm "nước rút đến đâu, vệ sinh đến đó". Công nhân môi trường đô thị thu gom rác trên đường phố Bên cạnh đó, huy động toàn dân tham gia thu gom, vận chuyển rác thải tới các điểm xử lý theo đúng quy định, tránh để tồn đọng chất thải tại khu dân cư, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Ngoài ra, các đơn vị dịch vụ thu gom, xử lý rác thải tăng cường lực lượng, phương tiện để nhanh chóng giải quyết khối lượng rác thải lớn sau bão. Trong 2 ngày 13 – 14/9, thành phố Tuyên Quang đã kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức thành viên, hộ gia đình và người dân cùng tham gia dọn dẹp, bảo đảm vệ sinh môi trường, thu dọn cây gãy đổ; khơi thông cống, rãnh, kênh mương; thu gom rác thải, phun khử trùng phòng chống dịch bệnh. Tại phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang, ngay sau khi lũ rút, hầu hết các gia đình đã đẩy hết bùn đất ra khỏi nhà, tẩy rửa sàn và tường nhà đế tránh đọng bùn. Từ kinh nghiệm các đợt ngập lụt nhiều năm trước, người dân nhắc nhở nhau canh nước lũ rút đến đâu thì vệ sinh, đẩy bùn đất trôi theo đến đó. Có nhà thức trắng đêm canh lũ và lau dọn, bởi nếu để nước rút hẳn, bùn non sẽ khô cứng dần, bám chặt lại và rất khó xử lý. Quân đội, công an, đoàn thanh niên là các lực lượng chính tham gia dọn bùn đất Trên đường phố, nhóm công nhân môi trường liên tục thu gom rác chất lên xe tải chở đến nơi tập kết. Các công nhân cho biết đã làm việc liên tục từ rạng sáng đến tối muộn để có thể thu gom nhanh nhất, nhưng khối lượng rác rất lớn do tất cả các gia đình đều đang dọn dẹp sau lũ. Tình trạng này dự kiến sẽ còn kéo dài trong một số ngày tới. Khu vực có cos cao khoảng 27m, nước vẫn ngập nửa tầng 1 nhà dân Theo ông Nguyễn Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND Phường Tân Hà, đã 20 năm nay, Tuyên Quang mới đón 1 trận lũ lớn như vừa rồi. Người dân đã được cấp ủy chính quyền, các cơ quan tuyên truyền, vận động để chủ động khắc phục bão, lũ. Phường cũng huy động một cách nhanh nhất phương tiện từ doanh nghiệp trên địa bàn (xe tải, máy xúc) để tổ chức dọn vệ sinh môi trường trên trục đường Trường Chinh, khắc phục hậu quả bão lũ. Doanh nghiệp cũng hỗ trợ thêm nhân công để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Sau thời gian này, phường tiếp tục tiếp tục rà soát các hộ ngập lụt, nắm tình hình thiệt hại và báo cáo cụ thể với thành phố. Giáo viên các trường học trên địa bàn thành phố Tuyên Quang tham gia dọn vệ sinh đường phố Cùng với người dân, lực lượng quân đội, công an cũng tích cực tham gia công tác khắc phục hậu quả. Theo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, trong 2 ngày 13 và 14/9, hơn 700 lượt cán bộ, chiến sĩ lực lượng thường trực và dân quân tự vệ đã tham gia thu gom bùn, đất và rác ở các xã, phường trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. Đồng thời, phối hợp với Sở Y tế tổ chức phun khử khuẩn ở một số trường học, nhà văn hóa của các tổ, tránh để dịch bệnh xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Ngành giáo dục cũng huy động giáo viên các trường học trên địa bàn thành phố mà nhà, trường không bị ngập cùng tham gia công tác vệ sinh đường phố. Tại Quảng trường thành phố, các hạng mục chuẩn bị cho Lễ hội thành Tuyên 2024 đang được tháo dỡ Hôm 11/9, UBND tỉnh đã thông báo dừng tổ chức Lễ hội Thành Tuyên - Lễ hội Trung thu lớn nhất cả nước để tập trung cho công tác khắc khục hậu quả mưa lũ. Sự kiện với các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được chuẩn bị công phu. Khu vực đường Chiến thắng sông Lô chạy dọc theo sông, qua ngã 3 gần Quảng trường thành phố và chợ Tam Cờ trung tâm bị bùn đất đóng dày nhất. Các lực lượng đang khẩn trương dọn dẹp, đẩy bùn vì thời tiết bắt đầu nắng lên, đất bùn khô nhanh. Hiện tuyến đường này vẫn chưa thể đi lại bình thường. Các gian hàng hội chợ dự kiến tổ chức nhân dịp lễ hội trung thu Tuyên Quang nay phủ bụi đất tại đường Chiến thắng sông Lô Bùn đóng dày dù đã xúc dọn, các phương tiện khó di chuyển, ít ai có thể nhận ra một trong những tuyến đường đẹp nhất TP Tuyên Quang Theo chị Nguyễn Thu Hiền, chủ một nhà hàng tại tổ 6 phường Minh Xuân, TP Tuyên Quang, gia đình thiệt hại đến cả trăm triệu đồng sau trận lũ vừa qua vì không kịp di chuyển đồ đạc lên cao. Nước lũ dâng nhanh và mọi người cũng không nghĩ có thể dâng cao như vậy, vì đã từ rất lâu nay Tuyên Quang không có lũ. Đến chiều ngày 14/9, khu vực này đã có điện, nhưng chưa có nước trở lại. Nhà hàng phải bơm nước sông lên để dọn rửa qua. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều gia đình khi chỉ kê đồ đạc như ti vi, tủ lạnh, điều hòa... lên khoảng hơn 1m, nhưng nước dâng quá cao và dẫn đến thiệt hại. Có nhà bị sóng đánh vỡ hoặc bung mất cửa chính, đồ đạc trôi ra ngoài theo dòng nước. Bên cạnh đó, người dân phản ánh các loại thịt, rau xanh có dấu hiệu tăng giá. Người dân rất mong chính quyền địa phương có thể kiểm soát giá cả các mặt hàng thiết yếu trên thị trường, hỗ trợ khắc phục hậu quả, đỡ một phần chi phí để họ có thể khôi phục sản xuất, kinh doanh. Tại xã Tân Long, huyện Yên Sơn, nước đã rút hơn 2 ngày và các người dân các thôn, xóm đang cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh đường làng ngõ xóm. Cán bộ y tế xã đến phun thuốc khử trùng xung quanh. Nhiều diện tích sản xuất xã Tân Long, huyện Yên Sơn thiệt hại nặng nề do ngập nhiều ngày trong lũ, bùn Theo ông Phạm Văn Hảo, Trưởng thôn 9, xã Tân Long, những ngày qua, nhiều đoàn từ thiện cũng đến ủng hộ như mì tôm, cơm nắm, bông băng, nước sạch, đèn pin... đều là đồ rất thiết thực, nhất là khu vực này hầu như bị cô lập khi lũ lên. Hiện, thôn đang thống kê toàn bộ thiệt hại của nhân dân, nhìn chung các gia đình đều có thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, đồ dùng gia đình. Sản xuất trước mắt sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, hiện nay, một số khu vực vẫn bị gián đoạn giao thông đi lại do mưa lũ. Tại xóm 4 xã Tràng Đà, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, nước tràn qua cống gây vỡ cống và con đập trên địa bàn, làm chia cắt đường giao thông liên huyện và cô lập khu dân cư gần 70 hộ từ hôm 10/9. Hiện tại, trời khô ráo nên người dân đã có thể đi bộ để mang nhu yếu phẩm vào bên trong, còn giao thông vẫn đứt đoạn. Đoạn đường bị sạt lở, chia cắt giao thông tại xóm 4, xã Tràng Đà, TP Tuyên Quang, ghi nhận chiều ngày 14/9 Ông Nguyễn Văn Bính, Trưởng Ban công tác mặt trận xóm 4, xã Tràng Đà chia sẻ về điểm sạt lở, gây cô lập khu dân cư trong những ngày lũ lên cao Thống kê từ Sở Giao thông Vận tải, toàn tỉnh 271 điểm bị sạt lở, ách tắc giao thông tại các huyện, thành phố ước tính giá trị thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng. Hiện, ngành Giao thông vận tải và các địa phương đang tập trung khắc phục, đảm bảo điều kiện đi lại cho người dân. Theo báo cáo thiệt hại của UBND tỉnh Tuyên Quang, bão, lũ, lụt đã làm 5 người chết, hơn 20 nghìn nhà bị hư hại, trên 5.300 nhà bị cô lập, trên 5 nghìn hộ phải di dời khẩn cấp. Hàng nghìn ha lúa,hoa màu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp bị thiệt hại. Nhiều công trình hạ tầng giao thông, cầu cống, nhà xưởng, trường học, trụ sở cơ quan... Đặc biệt đoạn đê sông Lô vị trí xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương bị vỡ chiều dài khoảng 10m, diện tích ngập khoảng 40 ha; tuyến đê xã Trường Sinh, huyện Sơn Dương xuất hiện 4 vị trí bị đùn sủi... Tổng thiệt hại ước trên 1.200 tỷ đồng.