Nội dung liên quan Israel, Tin Quốc Tế
Báo Tin Tức,
Vai trò kỳ lạ của quân đội Liban trong cuộc xung đột với Israel
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
14:17:00 04/10/2024
theo đường link
https://baotintuc.vn/quan-su/vai-tro-ky-la-cua-quan-doi-liban-trong-cuoc-xung-dot-voi-israel-20241003192534496.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Theo tờ The National (UAE) ngày 3/10, trong cuộc xung đột đang leo thang giữa Israel và lực lượng Hezbollah, vai trò của quân đội Liban trở nên vô cùng phức tạp do những ràng buộc chính trị và năng lực hạn chế. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant (trái) cùng Tư lệnh Herzi Halevi (giữa) trong cuộc họp với các sĩ quan về hoạt động tác chiến chống lực lượng Hezbollah ở Liban, ngày 28/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN Dù về mặt kỹ thuật, Liban và Israel đã ở trong tình trạng chiến tranh từ khi nhà nước Israel thành lập vào năm 1948, nhưng quân đội Liban (LAF) phần lớn đứng ngoài các cuộc đụng độ lớn với Israel trước đây. Tuy nhiên, với sức mạnh ngày càng tăng của Hezbollah và căng thẳng tại biên giới, câu hỏi về vai trò thực sự của LAF trong cuộc xung đột này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Những hạn chế về năng lực và chính trị Quân đội Liban hiện tại đối mặt với nhiều thách thức, cả về mặt quân sự lẫn chính trị. Trong khi Hezbollah, lực lượng có quan hệ chặt chẽ với Iran, là lực lượng chính tham gia vào các cuộc xung đột với Israel, LAF lại không có đủ sức mạnh để chống lại cả Israel và Hezbollah. Như Chuẩn tướng đã nghỉ hưu Khalil Helou nhận định: "Đây không phải là cuộc chiến của quân đội Liban. Hezbollah là bên kéo Liban vào tình trạng này". Bên cạnh đó, LAF không thể hiện vai trò như một lực lượng phòng thủ quốc gia đúng nghĩa bởi sự yếu thế trước Hezbollah, lực lượng có nguồn tài chính dồi dào và được trang bị hiện đại hơn. Hơn nữa, LAF phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài, đặc biệt từ các quốc gia phương Tây. Điều này khiến họ phải cân nhắc thận trọng trong việc đối đầu với Israel, tránh gây mất lòng các đồng minh quan trọng. Cùng với sự hạn chế về năng lực, LAF còn phải đối mặt với vấn đề sinh tồn chiến lược. Các trạm kiểm soát của LAF tại khu vực Dahieh của Beirut, nơi bị không kích nặng nề bởi Israel, đã bị bỏ trống. Các chuyên gia quân sự cho rằng việc duy trì binh lính tại các điểm này giống như "tự sát". Quân đội Liban đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan: nếu họ không tham gia cuộc chiến, họ sẽ bị chỉ trích; nhưng nếu họ tham gia, họ sẽ phải đối đầu với sức mạnh vượt trội của Israel, dẫn đến tổn thất nghiêm trọng. Một ví dụ cụ thể là việc LAF đã phải chuyển khỏi các căn cứ quân sự gần biên giới phía Nam với Israel, nơi bị tấn công bằng pháo và không kích. Việc này đã khiến người dân Liban mất niềm tin vào khả năng phòng thủ của quân đội nước này. Tuy nhiên, LAF cũng không thể đơn thuần đứng ngoài, vì sự hiện diện của Israel trên lãnh thổ Liban sẽ đòi hỏi quân đội nước này can thiệp để bảo vệ chủ quyền. Nhưng dù là lực lượng quân sự chính thức của Liban, quyết định có tham gia vào cuộc xung đột hay không lại không hoàn toàn nằm trong tay LAF. Điều này phản ánh rõ qua lời phát biểu của Thủ tướng Najib Mikati khi ông cho phép tư lệnh quân đội, Tướng Joseph Aoun, "làm những gì ông cho là phù hợp để bảo vệ Liban và thể chế quân sự". Tuy nhiên, chính quyền Liban chưa chính thức tuyên bố tình trạng chiến tranh, và điều này khiến LAF không có cơ sở rõ ràng để can thiệp. Việc LAF không có chiến lược phòng thủ cụ thể trong bối cảnh Israel bắt đầu cuộc tấn công trên bộ hạn chế đã cho thấy sự phụ thuộc vào các quyết định chính trị hơn là khả năng hành động độc lập. Theo các nguồn tin an ninh, việc quân đội Liban có giao chiến với Israel hay không sẽ phụ thuộc vào quyết định chính trị của Chính phủ Liban. Có thể nói, vai trò của quân đội Liban trong cuộc xung đột với Israel chủ yếu là duy trì an ninh nội địa hơn là tham gia vào các hoạt động quân sự trực tiếp. Với những ràng buộc về năng lực quân sự, sự phức tạp của tình hình chính trị trong nước và ảnh hưởng từ các lực lượng nước ngoài, LAF đứng trước một tình thế khó khăn: họ phải cân bằng giữa việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và tránh bị lôi kéo vào một cuộc chiến vượt quá khả năng của mình. Trong khi Hezbollah tiếp tục chiến đấu với Israel, quân đội Liban lại đang "đứng ngoài", không thể đóng vai trò quyết định trong cuộc xung đột. Công Thuận/Báo Tin tức