Báo Thanh Niên,

Vệ sinh lớp học: Để học sinh làm hay thuê người?

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 07:16:52 01/10/2024 theo đường link https://thanhnien.vn/ve-sinh-lop-hoc-de-hoc-sinh-lam-hay-thue-nguoi-185240930211557826.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Trong cuộc họp đầu năm, nhiều phụ huynh tại TP.HCM tranh luận về vấn đề có nên để cho học sinh tiểu học tự quét dọn lớp hay thuê người làm thay. Trong buổi họp tại một trường tiểu học ở H.Hóc Môn, "để cho học sinh (HS) tiểu học tự quét dọn lớp học" (còn gọi là trực nhật) trở thành đề tài tranh luận giữa các phụ huynh.
AI LUỒNG Ý KIẾN TRÁI CHIỀU
"Lịch học bán trú đã quá dày đặc, từ 7 giờ 30 đến 16 giờ 20. Nếu phải quét dọn lớp, các con sẽ thêm mệt mỏi, phải ở lại sau giờ học. Trong cuộc họp đầu năm, cũng có phụ huynh góp ý nên để HS trực nhật. Tuy nhiên, khi giơ tay biểu quyết thì gần như đa số ủng hộ việc phụ huynh góp tiền trả cho cô lao công để cô dọn dẹp lớp sạch sẽ hơn", anh N.D, có con học lớp 2 tại Trường tiểu học Bùi Văn Ngữ (H.Hóc Môn), chia sẻ.
Dạy các kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng, hình thành tính tự lập cho học sinh từ nhỏ
ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Tương tự, chị Bùi Thị Cẩm Tiên, có con học lớp 4 trường này, cho hay tại cuộc họp phụ huynh đầu năm vừa qua, có hai luồng ý kiến trái chiều về việc chia tổ cho HS trực nhật, thay vì thuê cô lao công như 3 năm học trước. "Một số phụ huynh cho rằng từ lớp 1 đến 3 thì các con còn nhỏ, nhưng nay các con lên lớp 4 đã đủ lớn để trực nhật, nhiều em đã biết quét dọn nhà cửa, nấu ăn phụ cha mẹ ở nhà", chị Tiên cho hay.
Việc phụ huynh tự đóng góp tiền thuê cô lao công dọn dẹp lớp khá phổ biến tại các trường tiểu học ở TP.HCM, thường là ở lớp 1, 2, 3. Phụ huynh cho rằng HS còn nhỏ, phải học bán trú cả ngày ở trường, lịch học dày đặc nên để con tập trung vào việc học; việc trực nhật chỉ nên được giao cho HS từ lớp 4. Số khác thì cho rằng nên dần dần cho HS tập làm quen trực nhật từ lớp 2.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Lan, có con trai đang học lớp 4 tại Q.10, cho rằng việc phân chia lớp thành các nhóm trực nhật là hợp lý. "Con trai tôi vui vẻ trực nhật ở lớp theo phân công. Thật sự các con làm không sạch sẽ, nhưng đây là cách giáo dục con ý thức trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ trực nhật vì tinh thần tập thể. Tôi nhận thấy việc trực nhật không quá khó nhọc cho HS tiểu học, chủ yếu là quét lớp, lau bảng và tưới cây", chị Lan chia sẻ. Theo chị Lan, cha mẹ sẽ "hại con" nếu không chịu khó giáo dục cho con những kỹ năng sống, biết làm việc nhà như quét nhà, phụ cha mẹ phơi quần áo.
ÈN KỸ NĂNG SỐNG TỪ NHỮNG VIỆC LÀM NHỎ
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, ngành giáo dục đưa ra mục tiêu giáo dục trẻ tinh thần yêu lao động , hỗ trợ gia đình làm việc nhà thông qua những bài học môn đạo đức, kỹ năng sống hoặc hoạt động trải nghiệm. Nhà trường và gia đình có thể rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiểu học ngay từ những việc làm nhỏ ở nhà hay trong lớp, như trực nhật.
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, ngành giáo dục đưa ra mục tiêu giáo dục trẻ tinh thần yêu lao động, hỗ trợ gia đình làm việc nhà thông qua những bài học môn đạo đức, kỹ năng sống hoặc hoạt động trải nghiệm
ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Cô Trần Thị Hoài Nghi, giáo viên Trường tiểu học Kim Đồng (Q.Gò Vấp), cho hay cần dạy HS từ lớp 4 cách dọn dẹp lớp học, như quét lớp, lau chùi bàn ghế, sắp xếp đồ đạc, tưới cây trong lớp. Còn HS lớp 1, 2, 3 có thể dọn dẹp vệ sinh tại chỗ ngồi của mình. "Đây là một kỹ năng sống quan trọng, giúp HS trở nên tự lập và có ý thức trách nhiệm, thói quen tự giác. Qua hoạt động trực nhật, HS rèn luyện kỹ năng sắp xếp thời gian vì phải làm thật nhanh, sạch sẽ. Thực tế cho thấy có những HS thật sự không biết cầm chổi đúng cách. Vì thế, cô giáo hướng dẫn các con cách cầm chổi, cách cầm cây lau sàn hay dùng giẻ lau bàn, từ đó tạo thói quen để HS tự làm trên lớp hoặc ở nhà", cô Nghi chia sẻ.
Theo cô Nghi, việc dạy các kỹ năng sống này (nếu có sự phối hợp cả nhà trường lẫn gia đình) không chỉ có lợi cho HS mà còn giúp ích rất nhiều cho phụ huynh vì con em mình có thể phụ giúp công việc nhà. Không ít phụ huynh thời nay quá chiều chuộng con, không để con tự làm những việc đơn giản ở nhà. Do đó, dạy các kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng, hình thành tính tự lập cho các con từ nhỏ.
Việc có nên để HS tiểu học trực nhật hay thuê nhân công làm vẫn tiếp tục là vấn đề tranh luận của các phụ huynh. Bất kỳ quyết định nào cũng cần đặt lợi ích của HS lên hàng đầu, để các em có thể phát triển toàn diện, không chỉ về mặt kiến thức mà còn về nhân cách và kỹ năng sống.
Giành làm hết cho trẻ thực chất là tước đi quyền được lao động của HS Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An, nguyên giảng viên khoa Tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ: Nhà trường và gia đình có nhiệm vụ giáo dục toàn diện HS cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Việc phụ huynh thuê lao công dọn dẹp lớp thay cho HS có thể tước đi quyền được lao động của HS, gây mất cân bằng trong giáo dục toàn diện. Hoạt động trực nhật góp phần mang đến nhiều lợi ích cho HS: yêu lao động; kỹ năng làm việc nhóm; hình thành tinh thần, ý thức về trách nhiệm cá nhân trong tập thể; rèn luyện thể chất.
Một số bậc cha mẹ cứ "giành làm" hết tất cả, chẳng hạn không dám cho con rửa chén vì sợ con làm bể, nhưng điều này thực chất cướp đi quyền được lao động của trẻ. Nếu trẻ được bảo bọc quá nhiều, chúng sẽ không biết sống tự lập, dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống sau này.
Trong thời đại hiện nay, việc giáo dục về lao động cho trẻ không chỉ là một vấn đề giáo dục mà còn là trách nhiệm của cả gia đình và xã hội.
Sao chép thành công