Nội dung liên quan Malaysia, Tin Quốc Tế
Báo điện tử Pháp Luật TP Hồ Chí Minh,
Vì sao FIFA cấm cầu thủ Hà Lan nhập tịch Malaysia?
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
12:10:19 04/10/2024
theo đường link
https://plo.vn/vi-sao-fifa-cam-cau-thu-ha-lan-nhap-tich-malaysia-post813284.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(PLO)-Trong bối cảnh các quốc gia Đông Nam Á đang ồ ạt nhập tịch cầu thủ, việc FIFA cấm Mats Deijl - cầu thủ Hà Lan nhập tịch Malaysia có thể là trường hợp để bóng đá Việt Nam lẫn các nước tham khảo. Mats Deijl, cầu thủ Hà Lan nhập tịch Malaysia bất thành vì trái với quy định của FIFA. Việc cầu thủ của CLB Hà Lan Go Ahead Eagles Mats Deijl nhập tịch Malaysia thông qua ông bà cố, làm dấy lên sự chỉ trích quy tắc mà từ lâu, các chuyên gia bóng đá đã gọi đấy là mơ hồ. Theo Liên đoàn bóng đá Malaysia (FAM), - Mats Deijl (27 tuổi) có ông bà cố là người Malaysia, không phải ông bà theo như quy định của FIFA. FAM cho biết, FIFA đã xác nhận điều này vào ngày 25-9, sau khi cơ quan bóng đá Malaysia đặt câu hỏi về trường hợp của Deijl. Đại diện quốc tế quy định như thế nào? Trong điều lệ của FIFA, cụ thể là Điều 5 đến Điều 8 của Quy định quản lý việc áp dụng Điều lệ, nêu rõ các quy tắc về điều kiện tham gia đội tuyển quốc gia. Điều 5.1 quy định: “Bất kỳ người nào có quốc tịch thường trú không phụ thuộc vào nơi cư trú tại một quốc gia nào đó đều đủ điều kiện chơi cho các đội đại diện của liên đoàn tại quốc gia đó”. Trong khi Điều 5.2 bổ sung rằng: “...bất kỳ cầu thủ nào đã tham gia một trận đấu (toàn bộ hoặc một phần) giải đấu chính thức của bất kỳ hạng mục, hoặc loại bóng đá nào cho một liên đoàn đều không được phép chơi một trận đấu quốc tế cho một đội đại diện của một liên đoàn khác”. Tuy nhiên, Điều 8 lại cho phép một số quốc tịch nhất định được thi đấu cho nhiều hơn một liên đoàn đại diện. Ví dụ, những cầu thủ từ Mỹ, Samoa thuộc Mỹ, Guam, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ hoặc Puerto Rico vẫn được coi là có quốc tịch Mỹ. Một cầu thủ có “quốc tịch kép” phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định khi chọn quốc gia đại diện. Điều 6 của Điều lệ nêu rõ: “Một cầu thủ, theo các điều khoản của Điều 5, đủ điều kiện để đại diện cho nhiều hơn một liên đoàn vì quốc tịch của mình, chỉ có thể chơi trong một trận đấu quốc tế cho một trong những liên đoàn này nếu, ngoài việc có quốc tịch có liên quan, cầu thủ đó đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện sau: a) Người đó sinh ra trên lãnh thổ của liên đoàn có liên quan; b) Mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người đó sinh ra trên lãnh thổ của liên đoàn có liên quan; c) Bà hoặc ông nội của người đó sinh ra trên lãnh thổ của liên đoàn có liên quan; d) Người đó đã sống liên tục trên lãnh thổ của liên đoàn có liên quan trong ít nhất hai năm”. Với trường hợp của cầu thủ Hà Lan nhập tịch Malaysia, Deijl chỉ có ông bà cố là người Malaysia. Tại sao FAM lại tìm kiếm những cầu thủ nhập tịch? Theo phân tích của tờ Malaymail, động lực của việc tìm kiếm những cầu thủ như Deijl vì họ có kinh nghiệm ở cấp độ cao hơn so với các giải đấu quốc nội, giúp họ trở thành tài sản có giá trị về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết đúng. Bởi hiện không có cầu thủ nhập tịch Malaysia nào từng chơi ở những giải đấu mà FIFA cho là hạng cao nhất. Một chỉ trích rất phổ biến là các cầu thủ chất lượng chỉ muốn chơi ở các giải đấu có tính cạnh tranh cao như J-League, K-League hoặc Trung Đông, và họ chỉ chọn nhập tịch Malaysia nếu không có cơ hội góp mặt ở các giải đấu đẳng cấp toàn cầu. Phản đối mạnh mẽ phong trào nhập tịch cầu thủ, huyền thoại bóng đá Malaysia - Dollah Salleh nhận xét việc nhập tịch cầu thủ chỉ nên được lựa chọn nếu họ thực sự có thể tạo ra sự khác biệt cho đội tuyển Malaysia và không nên tuyển dụng một cách tùy tiện.