Báo Tuổi Trẻ Online,

Vì sao một công ty 'cố thủ' 200m mặt bằng cao tốc ở Quảng Trị?

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 08:18:49 02/10/2024 theo đường link https://tuoitre.vn/vi-sao-mot-cong-ty-co-thu-200m-mat-bang-cao-toc-o-quang-tri-20241001181144787.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ qua Quảng Trị còn 200m mặt bằng chưa thể bàn giao nhiều tháng qua, ảnh hưởng lớn đến tiến độ. Vì sao Công ty cổ phần Lâm sản Quảng Trị lại không chịu di dời, dù liên tục được vận động.
Công ty cổ phần Lâm sản Quảng Trị chưa thể di dời do chưa có mặt bằng sạch ở vị trí mới - Ảnh: HOÀNG TÁO
Quảng Trị đã bước vào mùa mưa, ngay sau đó là Tết dương lịch, Tết Nguyên đán, trong khi tiến độ cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ phải hoàn thành trước tháng 6-2025. Thời gian còn lại để thi công không còn nhiều.
Không biết di dời đi đâu Công ty cổ phần Lâm sản Quảng Trị đi vào hoạt động đầu năm 2014, đóng tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, hoạt động trong lĩnh vực băm dăm, viên nén năng lượng, cưa xẻ gỗ…
Ông Nguyễn Minh Thành - tổng giám đốc công ty - cho hay không phải công ty không chịu di dời, mà do chưa được địa phương cấp mặt bằng để di dời nhà máy.
Ông Thành cho hay công ty này phải di dời toàn bộ nhà máy, khuôn viên trên diện tích 6ha.
"Đến nay, tỉnh Quảng Trị đã có chủ trương cho công ty thuê lại đất ở địa điểm mới với cùng diện tích 6ha. Tuy nhiên địa điểm mới không có mặt bằng sạch, còn đồi núi, cây cao su và cỏ lác. Công ty muốn di dời đến cũng không được.
Hơn nữa, địa phương di dời công ty nhưng không hỗ trợ hạ tầng, mặt bằng sạch ở địa điểm mới. Đất cũng chưa cấp sổ đỏ để công ty làm các thủ tục", ông Thành nói.
Do không có mặt bằng sạch nên công ty sẽ không đủ năng lực tài chính để tái sản xuất nếu phải tự đầu tư hạ tầng ở vị trí mới.
Mặt bằng ở vị trí mới cần hàng tỉ đồng để xây dựng hạ tầng, khiến công ty này gặp khó về tài chính - Ảnh: HOÀNG TÁO
Mặt khác, trong thời gian chờ di dời, công ty này còn bị đình trệ sản xuất, máy móc, dây chuyền có nguy cơ hư hỏng khi di dời, phải hỗ trợ tiền lương cho công nhân, ảnh hưởng doanh thu do không có sản phẩm…
"Nếu được bố trí vào khu công nghiệp, doanh nghiệp chỉ làm nhà xưởng, có thể sản xuất được ngay. Nhưng nay giao đất ở khu vực đồi núi, doanh nghiệp tự san ủi mặt bằng nên chúng tôi không đủ năng lực tài chính. Nhà nước hỗ trợ giải phóng mặt bằng để doanh nghiệp được thuê thì doanh nghiệp sẵn sàng di dời", ông Thành nói.
Sẽ hỗ trợ hạ tầng cho doanh nghiệp, đề nghị di dời ngay trong 3 ngày Ông Mai Quý Khánh - đại diện Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, chủ đầu tư - cho hay chậm nhất tháng 10, ban phải có mặt bằng để thi công vì tiến độ cận kề, chưa kể mưa gió, nghỉ Tết Nguyên đán, rất mong lãnh đạo quan tâm xem xét, xử lý các vướng mắc.
Còn ông Nguyễn Anh Tuấn - phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh - cho biết huyện nhiều lần làm việc với các sở ngành nhưng chưa tháo gỡ được vướng mắc, vận động công ty di dời nhưng chưa đồng thuận.
Huyện Vĩnh Linh đã ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất với công ty này trong 10 ngày tới nhưng dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ông Hà Sĩ Đồng yêu cầu huyện Vĩnh Linh làm văn bản cam kết hỗ trợ với công ty và di dời trong 3 ngày tới - Ảnh: HOÀNG TÁO
Trước các vướng mắc này, ông Hà Sĩ Đồng - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - nêu chấp thuận hai kiến nghị của công ty này để sớm tháo gỡ mặt bằng.
Cụ thể, theo thẩm quyền, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ một phần hạ tầng ở vị trí mới, và huyện Vĩnh Linh hỗ trợ chi phí tạm cư trong thời gian công ty xây dựng lại nhà xưởng, tạm ngừng sản xuất.
"Huyện Vĩnh Linh sớm mời công ty làm việc, ghi nhận với nhau bằng một văn bản với nội dung UBND tỉnh hỗ trợ một phần hạ tầng ở vị trí mới và huyện hỗ trợ chi phí tạm cư. Sau khi ký văn bản thì đề nghị công ty di dời ngay trong 3 ngày", ông Đồng yêu cầu.
Sao chép thành công