Nội dung liên quan Ấn Độ, Tin Quốc Tế
Báo Người Lao Động Online,
Việt Nam chi 1 tỉ USD nhập khẩu gạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói gì?
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
20:32:24 04/10/2024
theo đường link
https://nld.com.vn/viet-nam-chi-1-ti-usd-nhap-khau-gao-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-noi-gi-196241004181422124.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tin-ảnh: Ngọc Ánh (NLĐO) - Trong 3 năm gần đây, nhập khẩu gạo có xu hướng tăng từ 689 triệu USD (năm 2022) lên 860 triệu USD (2023) và dự kiến năm 2024 lên đến 1,3 tỉ USD. Theo số liệu thống kê, 9 tháng đầu năm Việt Nam đã chi 996 triệu USD nhập khẩu gạo, tăng 57 % so với năm trước, vượt giá trị nhập khẩu cả năm 2023. Trong 3 năm gần đây, nhập khẩu gạo có xu hướng tăng từ 689 triệu USD (năm 2022) lên 860 triệu USD (2023) và dự kiến năm 2024 lên đến 1,3 tỉ USD. Các doanh nghiệp cho biết chủ yếu nhập khẩu gạo từ Campuchia, Ấn Độ (tấm hoặc gạo nguyên cám, mặt hàng không bị cấm xuất khẩu) và một số thị trường khác chủ yếu phục vụ chế biến thực phẩm như: bún, phở, nui, bánh tráng,… và gia công xuất khẩu. Gạo nhập khẩu chủ yếu ở phân khúc giá rẻ, chỉ một ít gạo cao cấp phục vụ tiêu dùng. Gạo Nhật trên thị trường Trao đổi với Báo Người Lao Động về vấn đề này, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Việt Nam nhập khẩu gạo từ một số nước như Campuchia và đây là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường theo quy luật cung cầu. "Hiện tại, tiêu thụ lúa gạo của nông dân vẫn tốt, mức lợi nhuận hơn 35% nên gạo nhập khẩu hiện chưa ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và xuất khẩu gạo" - ông Phùng Đức Tiến nói thêm. Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ở chiều xuất khẩu, trước diễn biến mới của Ấn Độ, ông Phùng Đức Tiến nói rằng đây không phải là lần đầu Ấn Độ thực hiện chính sách cấm xuất khẩu sau đó quay lại thị trường nên ngành gạo Việt Nam đã có năng lực phòng vệ. Tuy Ấn Độ là quốc gia mạnh về lương thực nhưng Việt Nam cũng có quá trình xây dựng vùng nguyên liệu, xây cuối liên kết và có thị phần trên thị trường nên không bị ảnh hưởng lớn. Đặc biệt, Việt Nam có đến hơn 80% sản lượng gạo là loại chất lượng cao, không cùng phân khúc với gạo thông dụng. "Vừa qua, siêu bão số 3 có ảnh hưởng 200.000 ha diện tích trồng lúa tại các tỉnh phía Bắc nhưng do năng suất lúa năm nay tăng tại các vùng trọng điểm nên không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng chung. Dự báo cả năm 2024, Việt Nam có thể xuất khẩu được 8 triệu tấn gạo" – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo ước đạt 7 triệu tấn và 4,37 tỉ USD, tăng 9,2% về khối lượng và tăng 23,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, ngành gạo 9 tháng đầu năm xuất siêu khoảng gần 3,4 tỉ USD.