Nội dung liên quan Trung Quốc, Tin Quốc Tế
Báo Công Thương-Tin tức kinh tế cập nhật mới nhất 24h qua,
Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn thứ 3 cho Trung Quốc
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
08:33:19 30/09/2024
theo đường link
https://congthuong.vn/viet-nam-la-nha-cung-cap-thuy-san-nhap-khau-lon-thu-3-cho-trung-quoc-349118.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
8 tháng năm 2024, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 2,8 triệu tấn thủy sản, đạt giá trị gần 11,4 tỷ USD, giảm gần 6% về lượng và 11% về kim ngạch. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), dẫn số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, trong 8 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 2,8 triệu tấn thủy sản , đạt giá trị gần 11,4 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, con số này giảm gần 6% về lượng và 11% về kim ngạch. Năm thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Trung Quốc bao gồm: Ecuador, Nga, Việt Nam, Canada và Ấn Độ. Trong đó, Việt Nam giữ vị trí là nhà cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn thứ ba cho Trung Quốc. Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn thứ ba cho Trung Quốc. Ảnh: TL Về mặt hàng cua, trong 8 tháng năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 86.700 tấn cua, với tổng kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD, tăng 11% về lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng lượng cua sống nhập khẩu đạt 68.400 tấn, mang lại giá trị 1,14 tỷ USD. Bên cạnh đó, mặt hàng tôm hùm cũng ghi nhận sự tăng trưởng với mức tăng 15% về lượng và 14% về giá trị, tương đương 37.000 tấn và giá trị hơn một tỷ USD trong 8 tháng đầu năm. Theo VASEP, dù Trung Quốc là nước sản xuất thủy sản hàng đầu thế giới, nhưng sản lượng chủ yếu đến từ nuôi trồng. Các loại hải sản tự nhiên trong nước hạn chế khiến người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng quan tâm đến những sản phẩm thủy sản tươi sống, chất lượng cao và được quốc tế công nhận. Về sở thích tiêu dùng, người dân sống tại các thành phố ven biển Trung Quốc có xu hướng chuộng hải sản tươi sống hơn so với người tiêu dùng ở các khu vực nội địa. Đa số nhu cầu tiêu thụ hải sản sống diễn ra chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nhà hàng và tổ chức (HRI). Những địa điểm phổ biến mà người tiêu dùng thường thưởng thức hải sản nhập khẩu bao gồm nhà hàng trong các khách sạn cao cấp, nhà hàng hải sản đặc sản và nhà hàng Quảng Đông. Đối với các nhà nhập khẩu và phân phối, chợ bán buôn thủy hải sản vẫn đóng vai trò là kênh thương mại chính tại Trung Quốc. Tiêu biểu là chợ hải sản JingShen Bắc Kinh, được coi là chợ hải sản lớn nhất khu vực miền Bắc Trung Quốc, cung cấp khoảng 80% lượng thủy sản cao cấp cho thị trường Bắc Kinh, bao gồm cả các sản phẩm nhập khẩu phục vụ ngành HRI và bán lẻ. Các nhà nhập khẩu hải sản tại chợ này phân phối sản phẩm đến người mua và nhà phân phối tại nhiều tỉnh thành lớn như Bắc Kinh, Hà Bắc, Thượng Hải, Quảng Châu, Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh. Ngọc Ngân Bạn thấy bài viết này thế nào? Kém Bình thường Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt