Nội dung liên quan Pháp, Tin Quốc Tế
Báo Tuổi Trẻ Online,
Việt Nam - Pháp hướng tới tầm cao mới
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:02:34 07/10/2024
theo đường link
https://tuoitre.vn/viet-nam-phap-huong-toi-tam-cao-moi-20241007072447746.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Bước vào thập niên thứ hai sau khi thiết lập Đối tác chiến lược, Việt Nam và Pháp đang đứng trước cơ hội đưa quan hệ lên tầm cao mới với chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thị trưởng thành phố Saint Adresse Hubert Dejean De La Batie tại lễ gắn biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: TTXVN Khép lại các sự kiện của Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu các hoạt động trong khuôn khổ thăm chính thức Pháp từ ngày 6-10. Việc ông thăm chính thức Pháp, không lâu sau khi trở thành người đứng đầu Đảng và Nhà nước, cho thấy sự coi trọng cao đối với quan hệ hai nước. Củng cố nền tảng Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Việt Nam cùng Pháp trở thành Đối tác chiến lược vào năm 2013 và vừa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023. Theo Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, trong các cuộc tiếp xúc gần đây, lãnh đạo cấp cao hai nước đã khẳng định nhận thức chung về một tầm nhìn mới cho quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp. Còn theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet, chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước là dịp để khẳng định mạnh mẽ hơn nữa quyết tâm của hai nước trong tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược. Nhìn về quan hệ Việt Nam - Pháp, trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Pháp xếp Việt Nam trong nhóm các quốc gia ưu tiên hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á, có vị trí chiến lược về địa chính trị và tiếng nói lớn trong ASEAN. Theo giới phân tích, từ góc độ kinh tế, mục tiêu của Pháp trong chiến lược này nhằm tiếp tục củng cố sự hiện diện tại khu vực, tạo thêm sự thịnh vượng cho quốc gia thông qua việc mang lại những cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp và người dân Pháp trong nước. Việt Nam lại có vị trí trung tâm tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một khu vực đã được nhiều nước và học giả tin rằng sẽ định hình thế giới trong thế kỷ 21 nhờ tiềm năng tăng trưởng kinh tế. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhìn thấy Pháp là nước có vị thế và uy tín chính trị cao trên thế giới, có nền kinh tế phát triển, là thành viên sáng lập và chủ chốt của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng. Pháp còn là đối tác thương mại lớn thứ năm của Việt Nam, tốp đầu các nước EU đầu tư và hợp tác ODA cho Việt Nam. Pháp cũng được xem là vườn ươm cho nhiều công ty khởi nghiệp của châu Âu, có hơn 200 trường đào tạo kỹ thuật và công ty công nghệ cao nổi tiếng thế giới và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mạnh mẽ. Trong khi đó, Việt Nam đang ưu tiên phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ , đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vì lẽ đó, chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lần này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ và hợp tác địa phương. Những thành tựu hợp tác thời gian qua và kết quả của chuyến thăm lần này sẽ là một trong các cơ sở để đưa quan hệ lên tầm cao mới. Nhiều mục tiêu vì lợi ích toàn cầu Trên con đường nâng cao vị thế và vai trò quốc tế, Việt Nam và Pháp đã tìm thấy nhau trong nhiều mục tiêu đem lại lợi ích chung toàn cầu mà một trong số đó là phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu. Tại Paris năm 2015, Việt Nam là một trong những nước ủng hộ thỏa thuận toàn cầu mang tính lịch sử về ứng phó với biến đổi khí hậu. Sáu năm sau đó tại Vương quốc Anh, Việt Nam tuyên bố sẽ đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và Pháp cũng chia sẻ mục tiêu này. Đại sứ Pháp Olivier chia sẻ nước này mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam để đảm bảo các mục tiêu đầy tham vọng trên được hiện thực hóa, vì lợi ích song phương và toàn cầu. Một trong những minh chứng là thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, trong đó Pháp cam kết 500 triệu euro trong 5 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. "Pháp sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, tận dụng các kinh nghiệm và chuyên môn chung để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu", đại sứ Pháp khẳng định. Hội nghị Đại dương của Liên Hiệp Quốc lần thứ ba, do Pháp và Costa Rica đồng tổ chức, sẽ diễn ra tại Nice (Pháp) vào tháng 6 năm sau. Sự kiện quan trọng này nhằm mục đích đẩy nhanh các hành động bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, bao gồm cả việc giải quyết ô nhiễm nhựa. Đây sẽ tiếp tục là một cơ hội nữa để Pháp và Việt Nam cùng phối hợp, đi đầu trong các nỗ lực vì lợi ích toàn cầu. Lễ đón chính thức ngày 7-10 Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trì lễ đón và hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong hôm nay (7-10). Người đứng đầu Đảng và Nhà nước cũng sẽ có các cuộc gặp quan trọng khác cùng ngày trước khi kết thúc chuyến thăm chính thức Pháp. Theo TTXVN, trong ngày 6-10 (theo giờ Việt Nam), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến đặt hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại công viên Montreau, thành phố Montreuil. Nhà lãnh đạo Việt Nam cũng tới thăm thành phố Sainte-Adresse, dự lễ khánh thành biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tấm biển được đặt trang trọng trước cửa ngôi nhà Bác từng sinh sống, qua đó thể hiện tình cảm, tình hữu nghị, tình đoàn kết của người dân thành phố Sainte-Adresse nói riêng và nhân dân Pháp nói chung đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam.