Nội dung liên quan Tỉnh Đồng Nai, Tin Trong Nước
Báo điện tử Bảo vệ Pháp Luật,
VKSND tối cao trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
09:02:15 03/10/2024
theo đường link
https://baovephapluat.vn/cai-cach-tu-phap/dien-dan/vksnd-toi-cao-tra-loi-kien-nghi-cua-cu-tri-lien-quan-den-sua-doi-bo-sung-bo-luat-to-tung-hinh-su-165660.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
(GMT+7) Tại Công văn số 4028/VKSTC-V14 của VKSND tối cao gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh này gửi tới Quốc hội sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, VKSND tối cao đã trả lời một số nội dung liên quan đến sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Nội dung Công văn nêu rõ: VKSND tối cao nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai do Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến theo Công văn số 655/BDN ngày 2/8/2024, trong đó, cử tri kiến nghị một số quy định liên quan đến sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) (BLTTHS). Cụ thể, kiến nghị có nội dung: Điều 197 BLTTHS quy định thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông. Điều luật chưa quy định rõ thời hạn trả lời, cung cấp thông tin, trách nhiệm của tổ chức viễn thông trong việc trả lời, cung cấp thông tin, chế tài áp dụng đối với các tổ chức viễn thông trong trường hợp chậm cung cấp hoặc không cung cấp thông tin khi nhận được Lệnh thu giữ thư tín, điện tín của Cơ quan điều tra và Quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát. Từ đó dẫn đến khó khăn trong việc điều tra, việc giải quyết vụ án bị kéo dài và không triệt để. Cần quy định rõ, cụ thể thời hạn trả lời, chế tài áp dụng trong trường hợp chậm cung cấp hoặc không cung cấp thông tin. Nội dung trên, theo trả lời của VKSND tối cao: BLTTHS đã quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ (tại khoản 4 Điều 5 Phần Thứ nhất - Những quy định chung). Tuy nhiên, để quy định rõ, cụ thể thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân (trong đó có cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông) trả lời đối với yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong luật là rất khó, bởi tùy theo nội dung, tính chất, mức độ cần yêu cầu thì thời hạn thực hiện yêu cầu sẽ khác nhau và các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xác định thời hạn cụ thể trong mỗi yêu cầu của từng vụ án, vụ việc cụ thể trên cơ sở tiến độ giải quyết vụ án, vụ việc. Trường hợp, cơ quan, tổ chức, cá nhân chậm thực hiện yêu cầu nếu thuộc trường hợp cản trở hoạt động tố tụng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng năm 2022 (điểm c khoản 3) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu theo quy định tại Điều 383 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Một kiến nghị khác có nội dung: Khoản 4 Điều 232 BLTTHS quy định về thời hạn giao bản kết luận điều tra là trong thời hạn 2 ngày. Để bảo đảm tính khả thi của việc quy định thời hạn Cơ quan điều tra giao bản Kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản Kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can ở xa hoặc cư trú ở những tỉnh miền núi, giao thông đi lại khó khăn, cần sửa đổi khoản 4 Điều 232 BLTTHS theo hướng đối với những trường hợp này thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 5 ngày, kể từ ngày ra các quyết định nêu trên. Trả lời của VKSND tối cao: Việc kiến nghị quy định kéo dài thời hạn tố tụng nói chung, thời hạn giao, gửi bản Kết luận điều tra nói riêng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của người tham gia tố tụng nói chung, quyền bào chữa của bị can nói riêng, trong khi đó, hiện nay trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ngày càng đòi hỏi đề cao theo yêu cầu, chính sách của Đảng, Quốc hội đặt ra, công nghệ thông tin, các hình thức truyền thông liên ngành cũng đã đáp ứng tốt hơn so với trước đây. Do vậy, việc tiếp tục giữ quy định tại khoản 4 Điều 232 BLTTHS là phù hợp. Tuy nhiên, để bảo đảm giải quyết trong các trường hợp khó khăn trong một số trường hợp bất khả kháng như thiên tai, bão, lũ lụt... VKSND tối cao sẽ ghi nhận kiến nghị nêu trên của cử tri để phản ánh trong quá trình nghiên cứu, rà soát quy định của BLTTHS, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Một kiến nghị khác đó là: Điều 262 BLTTHS quy định: "Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp", trong khi đó Điều 337 BLTTHS quy định thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày cũng kể từ ngày tuyên án". Thời gian thực hiện kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là khá ngắn. Vì nhiều lý do, Tòa án không gửi hoặc gửi bản án hình sự sơ thẩm chậm so với quy định của BLTTHS, việc gửi bản án hình sự qua trung gian dẫn đến thất lạc, do đó khi Viện kiểm sát nhận được bản án thì đã hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm, nhưng hiện nay pháp luật chưa có chế tài đối với trường hợp Tòa án thiếu trách nhiệm như nêu trên. Vậy cần quy định chế tài đối với trường hợp Tòa án không gửi hoặc gửi chậm bản án. VKSND tối cao trả lời: Đây là nội dung khó khăn, vướng mắc thuộc về tổ chức thực hiện. Việc quy định chế tài xử lý vi phạm trong tố tụng hình sự (luật về trình tự, thủ tục tố tụng) là không phù hợp. Trong trường hợp nêu trên, trên cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong suốt quá trình tố tụng từ giai đoạn khởi tố đến giai đoạn xét xử, Viện kiểm sát cần chủ động đánh giá, nghiên cứu đầy đủ, toàn diện các nội dung của vụ án để thực hiện quyền kháng nghị kể từ ngày tuyên án (không chờ đến khi nhận được bản án); trường hợp Tòa án không gửi hoặc gửi chậm bản án thì kiến nghị Tòa án kịp thời khắc phục vi phạm. P.V