Nội dung liên quan Phường Trường Thạnh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Trong Nước
Báo SGGP Online,
“Vô tư” lấn chiếm sông Tắc
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
15:31:29 14/10/2024
theo đường link
https://www.sggp.org.vn/vo-tu-lan-chiem-song-tac-post762020.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Theo phản ánh của bạn đọc đến Đường dây nóng Báo SGGP, lấy lý do giữ đất, nhiều chủ đất đã công khai đóng cừ, đổ hàng khối đá san lấp, lấn chiếm dòng sông. Sông Tắc, một tuyến đường thủy huyết mạch của TP Thủ Đức (TPHCM) đang bị lấn chiếm hàng ngày, có nguy cơ biến đổi dòng chảy. Điểm nóng lấp sông Những năm qua, giá nhà đất tăng cao, nhiều dự án nhà ở ven sông mở ra, tình trạng san lấp, lấn chiếm trái phép sông rạch xảy ra nhiều nơi. Sông Tắc, một tuyến đường thủy huyết mạch của TP Thủ Đức, với chiều dài trên 11km cũng chung số phận, đang oằn mình gánh chịu nạn san lấp, lấn chiếm sông. Mặc dù, thời gian qua chính quyền thành phố đã ban hành nhiều quy định để giám sát, ngăn chặn nạn lấp sông, nhưng khi giá đất các dự án nhà ở ven sông lên đến hàng chục triệu đồng/m , thì các đối tượng lấn chiếm sông có tổ chức với quy mô lớn và thủ đoạn tinh vi hơn. Mỗi khi con nước xuống, những khối đá lớn trôi xuống lòng sông Tắc (TP Thủ Đức, TPHCM) cũng dần lộ diện Chúng tôi có mặt tại khu vực cầu Trường Phước bắc qua sông Tắc, nối 2 phường Long Phước và Trường Thạnh (TP Thủ Đức). Nơi đây đang là điểm nóng về lấn chiếm, san lấp sông rạch trái phép. Từ trên cầu nhìn về phía phường Trường Thạnh, bờ sông Tắc nham nhở, lồi lõm, không còn nguyên vẹn. Bên phải chân cầu, khu biệt thự số nhà 75/A10 đường Long Thuận đã cắm cừ kiên cố vươn ra mặt sông. Cừ dựng đến đâu công trình xây đến đó, trên hành lang sông là những công trình phụ trợ cho khu biệt thự sang trọng. Ngay cạnh nhà 75/A10, khu đất rộng, phần giáp sông hàng chục mét đã được gia cố bằng những khối đá lớn. Những hàng dừa nước ven sông không còn nữa mà thay bằng bức tường đá kiên cố. Những khối đá lớn ken dày, kiên cố nhô hẳn ra mặt sông. Bên trái chân cầu là 2 bến thủy nội địa vươn ra giữa lòng sông. Các bến thủy nội địa dùng để neo đậu du thuyền, hầu hết đã được cấp phép hoạt động hợp pháp. Chủ các bến thủy phần lớn là người giàu có, chủ nhân các khu biệt thự, dự án nhà ở trên bờ. Lấp xấp cùng sóng nước, 2 bên pông tông nằm cách bờ hơn chục mét là những hàng cừ kiên cố, kéo dài. Đoạn qua những bến thủy nội địa, dòng sông Tắc bị bóp nhỏ lại. Chỉ một đoạn ngắn của dòng sông Tắc ở chân cầu Trường Phước, chúng tôi thấy có cả chục điểm san lấp, lấn chiếm bờ sông, mặt nước trái phép. Trong số đó có đến 5 “công trình” lấn chiếm sông có quy mô lớn, thời gian kéo dài. Những thủ đoạn tinh vi Nhằm ngăn chặn tình trạng san lấp, lấn chiếm sông rạch trái phép, từ năm 2004, UBND TPHCM đã ban hành Quyết định (QĐ) số 150/2004 về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh, rạch, mương trên địa bàn thành phố. Theo đó, mọi hành vi lấn chiếm, sử dụng đất bất hợp pháp, sử dụng đất không đúng mục đích đã được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc những hành vi gây tác hại xấu, gây sạt lở, làm ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của các công trình xây dựng bảo vệ bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng... đều bị nghiêm cấm. Quy định nghiêm ngặt là thế, nhưng khi 1m2 đất ở các dự án nhà ở ven sông có giá hàng chục triệu đồng thì các chủ đất đã tổ chức san lấp, lấn chiếm sông rạch với hình thức, thủ đoạn tinh vi. Ông Nguyễn Văn Khoa, người dân ở phường Trường Thạnh, cho biết, 2 bờ sông Tắc là bùn non, được bảo vệ bằng rặng dừa nước rộng hàng chục mét. Khi làm dự án nhà ở, chủ đầu tư đã chặt bỏ rặng dừa nước, san lấp đất làm hẹp dòng chảy con sông. Hiện nay, các chủ đất mới tiếp tục lấp sông nhưng thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện hơn. Chủ đất dùng những khối đá nặng hàng tấn đặt trên lớp bùn non làm bờ kè, đá cứ chìm dần, trôi xuống dòng sông. “Kè đá ven sông chỉ là bề nổi, các anh cứ đợi con nước xuống sẽ thấy họ lấn sông khủng khiếp đến mức nào”, ông Khoa nói. Chúng tôi quyết định đợi. Thật bất ngờ, khi nước sông xuống dần cũng là lúc những khối đá lớn dưới sông lộ ra. Nước xuống đến đâu, đá nổi lên đến đó, khối đá kéo dài ra lòng sông đến hàng chục mét. Nhiều người dân ở đây xót xa cho biết, kè đá tụt dần xuống sông, chủ đất lại chất cao thêm. Với đà này, không bao lâu nữa khối đá sẽ trôi ra giữa lòng sông. Đối với các chủ bến thủy nội địa, họ tổ chức lấn chiếm lòng sông công khai hơn. Khi xin giấy phép lập bến, chủ bến thường thiết kế đặt pông tông cách bờ (mép bờ cao) hàng chục mét, có cầu sắt dẫn vào bờ. Lấy lý do giữ đất, chủ bến liên tục đóng cừ, đổ đất lấn dần để lấn chiếm mặt nước. Thực tế tại một số bến thủy tại khu vực cầu Trường Phước, chủ bến đã đóng cừ lần thứ 3, tiến sát pông tông, cách bờ hàng chục mét. Chủ bến còn sử dụng cây dừa dài làm cừ vì xa bờ, nước quá sâu. Trong thời gian không lâu nữa, diện tích mặt nước tại các bến thủy nội địa từ pông tông vào bờ sẽ giúp chủ bến có thêm khu đất rộng hàng trăm mét vuông. Nạn san lấp, lấn chiếm sông Tắc đang diễn ra và ngày càng nghiêm trọng. Để cứu dòng sông Tắc, UBND TP Thủ Đức cần kiểm tra, xử lý nghiêm; buộc các đối tượng vi phạm tháo dỡ công trình xây dựng trái phép và trục vớt những khối đá dưới sông để trả lại cảnh quan, dòng chảy cho sông Tắc. Luật gia Nguyễn Văn Khôi (Hội Luật gia Việt Nam) cho biết, sau QĐ số 150/2004, UBND TPHCM ban hành QĐ số 22/2017, quy định trách nhiệm của sở ngành và chính quyền địa phương. Trong đó, các quận, huyện tổ chức lực lượng kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với các hành vi lấn chiếm, san lấp sông rạch cũng như xây dựng công trình trái phép trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ. Việc để xảy ra san lấp, lấn chiếm sông rạch kéo dài, quy mô lớn là do cán bộ thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. TRẦN YÊN