Nội dung liên quan Xã Vũ Chính, Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình, Tin Trong Nước
Báo Người Lao Động Online,
Vụ án tại Tạp chí Môi trường và Đô thị rất phức tạp, thủ đoạn tinh vi, có nhiều bị hại
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
00:45:56 28/09/2024
theo đường link
https://nld.com.vn/vu-an-tai-tap-chi-moi-truong-va-do-thi-rat-phuc-tap-thu-doan-tinh-vi-co-nhieu-bi-hai-196240927163907414.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
K.Nga (NLĐO)- Theo Công an tỉnh Thái Bình, đây là một vụ án rất phức tạp, phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, có tổ chức, hoạt động “trá hình” dưới danh nghĩa cơ quan báo chí làm từ thiện Ngày 27-9, Công an tỉnh Thái Bình tổ chức khen thưởng đột xuất các tập thể có thành tích xuất sắc trong đấu tranh chuyên án cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam. Ông Đồng Xuân Thụ khi bị bắt ở Hà Nội trước đó. Ảnh: Công an cung cấp Theo Công an tỉnh Thái Bình, thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh, trực tiếp là đại tá Phạm Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh, đã xác lập, đấu tranh, phá thành công chuyên án, bắt khám xét 8 đối tượng là lãnh đạo, phóng viên Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam, đồng thời thu giữ nhiều tài sản, tài liệu liên quan để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản quy định tại khoản 3, Điều 170 Bộ Luật Hình sự. Công an tỉnh Thái Bình cho hay đây là một vụ án rất phức tạp, phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, có tổ chức. Các đối tượng đều là những người am hiểu pháp luật, hoạt động "trá hình" dưới danh nghĩa cơ quan báo chí làm từ thiện. Có nhiều bị hại (nhất là các doanh nghiệp); phạm vi hoạt động rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nên được lãnh đạo Bộ, cấp ủy, chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, báo chí đặc biệt quan tâm, theo dõi. Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh, nhấn mạnh đây chiến công đặc biệt xuất sắc của Ban chuyên án, thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, với tinh thần kiên quyết tấn công trấn áp tội phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. "Làm một vụ để cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực", góp phần làm trong sạch môi trường đầu tư kinh doanh, hoạt động bình thường của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; bảo vệ, củng cố uy tín của cơ quan báo chí, nhất là những người làm báo chân chính. Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình yêu cầu các đơn vị tập trung tối đa lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp thu thập, củng cố hồ sơ tài liệu chứng cứ, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với cơ quan tố tụng khẩn trương khởi tố các bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn phù hợp theo quy định của pháp luật với phương châm làm đến đâu chắc chắn đến đó. Chủ động mở rộng điều tra, thu thập đủ tài liệu chứng cứ tiến hành bắt giữ, khởi tố điều tra, xử lý nghiêm minh, triệt để các đối tượng có liên quan, không để bỏ sót, bỏ lọt đối tượng. Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, ngày 23-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc, phương tiện cá nhân đối với 4 đối tượng gồm: Đồng Xuân Thụ (SN 1972, trú tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội; là Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và đô thị Việt Nam, địa chỉ tại Văn phòng tòa nhà C1 Thành Công, quận Ba Đình, TP Hà Nội); Bùi Văn Toàn (1980, trú tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội; là Trưởng Ban kinh tế, môi trường); Cao Thị Thu Hường (1989, trú tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội; là Kế toán) và Nguyễn Ngọc Tuyên (1989, trú tại xã Vũ Chính, TP Thái Bình; là phóng viên, đều công tác tại Tạp chí Môi trường và đô thị Việt Nam). Đến ngày 24-9, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Tất Triển (1978, trú tại phường Trần Lãm, TP Thái Bình; là phóng viên Tạp chí Môi trường và đô thị Việt Nam) để điều tra hành vi có dấu hiệu tội phạm cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự. Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, ngày 25-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, Cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Thị Ánh Hồng (1977 trú tại phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) Phó Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Đặng Văn Phục (1986 trú tại huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) và Vũ Đức Lân (1981 trú tại quận Nam Từ Liêm TP Hà Nội, cùng là phóng viên), để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự. Trưởng Ban Kinh tế Môi trường, Tạp chí Môi trường và Đô thị Bùi Văn Toàn bị điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, do ông Đồng Xuân Thụ làm Tổng Biên tập. Theo thông tin ban đầu, Chương trình "Cây Chổi Vàng" do ông Đồng Xuân Thụ và Tạp chí Môi trường và Đô thị phát động, khởi xướng đã tạo vỏ bọc tinh vi, làm công cụ để các đối tượng cấu kết, thông đồng, móc nối với nhau hoạt động cưỡng đoạt tài sản của các bị hại trên cả nước. Từ năm 2020, ông Đồng Xuân Thụ chỉ đạo thành lập chương trình gây quỹ "Cây Chổi Vàng". Với danh nghĩa để tôn vinh, ủng hộ, làm công tác từ thiện giúp đỡ công nhân vệ sinh môi trường trên toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn. Ông Đồng Xuân Thụ chỉ đạo cán bộ, phóng viên, cộng tác viên đi kêu gọi, vận động các mạnh thường quân, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia ủng hộ tiền để gây quỹ. Tuy nhiên, chương trình "Cây Chổi Vàng" do ông Đồng Xuân Thụ và Tạp chí Môi trường và Đô thị phát động, khởi xướng đã tạo vỏ bọc, làm công cụ để các đối tượng cấu kết, thông đồng, móc nối với nhau hoạt động, cưỡng đoạt tài sản của hàng trăm bị hại trên cả nước, với tổng số tiền lên tới hàng chục tỉ đồng. Trong khoảng thời gian này, ông Đồng Xuân Thụ và thuộc cấp đã chỉ đạo phóng viên, cộng tác viên đi tìm hiểu, nắm bắt các dấu hiệu sai phạm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... Sau đó, các đối tượng sẽ đe dọa, đăng tải trên tạp chí này, nhằm hạ uy tín, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Nếu không muốn bị đăng tải về những dấu hiệu sai phạm trên tạp chí Môi trường và Đô thị, cá nhân, doanh nghiệp buộc phải tham gia chương trình "Cây Chổi Vàng". Trong các buổi làm việc với người dân, doanh nghiệp đó, các đối tượng luôn mang sẵn hợp đồng "mời tài trợ" cho chương trình "Cây Chổi Vàng", khi ép được bị hại tham gia thì các đối tượng yêu cầu ký luôn để thu tiền. Số tiền thu được, ông Đồng Xuân Thụ và các đối tượng không thực hiện chi cho hoạt động chương trình "Cây Chổi Vàng", mà dùng để chia chác, phân bổ cho nhau theo tỉ lệ quy định…