Báo Khánh Hòa điện tử,

Vụ cháu tâm thần gây trọng thương cho chú: Hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 06:23:03 25/09/2024 theo đường link https://baokhanhhoa.vn/phap-luat/202409/vu-chau-tam-than-gay-trong-thuong-cho-chuhuy-ban-an-so-tham-de-dieu-tra-xet-xu-lai-db74f56/
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
N.V
Đầu tháng 9-2024, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa xét xử phúc thẩm vắng mặt bị cáo Nguyễn Văn Thiên (sinh năm 2003, trú phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa) do đang bệnh và đã tuyên hủy bản án sơ thẩm. Đây là vụ án có nhiều tranh luận về quan điểm giải quyết.
Theo hồ sơ, chiều muộn
27-1-2020, chú ruột Thiên là Nguyễn Văn Phú nghe nói Thiên đang gây gổ với người trong xóm nên đi tìm để chở Thiên về. Khi ông Phú đến và nói Thiên đi về, Thiên không về mà cầm mã tấu chém 4 - 5 nhát vào người, tay, đầu ông Phú rồi bỏ đi. Kết luận giám định cho thấy, tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của ông Phú là 68%.
Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên án.
Kết luận giám định pháp y tâm thần số 84, ngày 30-6-2020 của Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực
Tây Nguyên (Bộ Y tế) kết luận: Tại thời điểm trước, trong, sau khi thực hiện hành vi phạm tội và hiện tại, Nguyễn Văn Thiên hạn chế khả năng nhận thức và mất khả năng điều khiển hành vi. Ngày 17-7-2020, Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên
có Công văn số 183 giải thích Kết luận giám định số 84: Nguyễn Văn Thiên hạn chế khả năng nhận thức và mất khả năng điều khiển hành vi trong khi phạm tội ngày 27-1-2020 cũng như trước, sau khi phạm tội và hiện tại là do bệnh lý (mà bệnh lý này là do sử dụng nhiều chất ma túy gây ra).
Từ ngày 4 đến 9-4, Tòa án nhân dân thị xã Ninh Hòa xét xử sơ thẩm. Luật sư bào chữa cho bị cáo nêu, bị cáo đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, tuy nhiên, theo Kết luận giám định số 84, về y học, bị cáo mắc bệnh tâm thần; về tâm lý, bị cáo bị hạn chế khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi, hiện rối loạn tâm thần nên theo Điều 21 Bộ luật Hình sự (BLHS), bị cáo không có năng lực trách nhiệm hình sự. Điều luật này không loại trừ việc bị cáo bị tâm thần do sử dụng ma túy hay chất kích thích. Do đó, đề nghị tòa tuyên bị cáo không phạm tội và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với Thiên.
Tuy nhiên, tòa cấp sơ thẩm cho rằng, theo Kết luận giám định số 84 và Công văn số 183, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp áp dụng bắt buộc chữa bệnh theo Điều 49 BLHS. Tòa tuyên phạt bị cáo Thiên 5 năm 6 tháng tù về tội cố ý gây thương tích. Cấp này cũng kiến nghị xem xét bản án sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm do có dấu hiệu của tội giết người. Tòa đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhưng viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm; do quy định về giới hạn xét xử nên tòa đã xét xử bị cáo về tội cố ý gây thương tích. Sau đó, đại diện hợp pháp của bị cáo và luật sư bào chữa cho bị cáo kháng cáo.
Tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư tiếp tục giữ quan điểm bào chữa như ở giai đoạn sơ thẩm. Đại diện viện kiểm sát lập luận, Thiên thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp hạn chế khả năng nhận thức và mất khả năng điều khiển hành vi. Ngoài Công văn số 183, Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên
còn có Văn bản số 335 với nội dung: Tại thời điểm giám định ngày 30-6-2020, với Kết luận số 84, Thiên chưa đủ điều kiện sức khỏe để làm việc với cơ quan pháp luật trong quá trình tố tụng vụ án. Tuy nhiên, trước khi đưa vụ án ra xét xử, tòa án không trưng cầu giám định pháp y tâm thần nhằm xác định năng lực trách nhiệm hình sự của bị cáo là chưa thực hiện đúng nguyên tắc tố tụng. Do đó, đề nghị hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Hội đồng xét xử phúc thẩm đã chấp nhận đề nghị của đại diện viện kiểm sát, tuyên hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại.
Điều 21 BLHS quy định, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 13 BLHS, người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Giải đáp trên trang web của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nêu: Mọi trường hợp người có hành vi phạm tội trong tình trạng rối loạn tâm thần gây ảnh hưởng (mất hoặc hạn chế) khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi mà xác định được nguyên nhân trực tiếp tại thời điểm phạm tội là do sử dụng chất ma túy gây kích thích “ảo giác” (tức là khi người thực hiện hành vi phạm tội không thuộc trường hợp mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi do bệnh lý tự phát sinh từ cơ thể của họ) thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 13 BLHS.
N.V
Sao chép thành công