Nội dung liên quan Thị trấn Ngãi Giao, Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tin Trong Nước
Báo Người Lao Động Online,
Vụ cơm giáo viên chỉ có 2 miếng chả: Đối thoại với chủ tịch huyện, nhiều giáo viên nghẹn ngào
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
04:15:55 18/09/2024
theo đường link
https://nld.com.vn/vu-com-giao-vien-chi-co-2-mieng-cha-doi-thoai-voi-chu-tich-huyen-nhieu-giao-vien-nghen-ngao-19624091719235174.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Tin, ảnh: Ngọc Giang (NLĐO)- Một số ý kiến cho biết không chỉ phần ăn của giáo viên mà phần ăn của học sinh cũng sơ sài không kém…, thực đơn nhiều món không phù hợp. Chiều 17-9, ông Nguyễn Tấn Bản, Chủ tịch UBND huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) tổ chức đối thoại với giáo viên, nhân viên trường mầm non Ánh Dương (thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức) để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ sau những lùm xùm trong thời gian qua. Ông Nguyễn Tấn Bản cho biết muốn nghe sự thật về những bức xúc của các giáo viên, nhân viên, từ đó nắm được tâm tư, nguyện vọng của người lao động tại đây. Để các giáo viên thoải mái trao đổi, buổi đối thoại này không có sự tham gia của Ban giám hiệu nhà trường, chủ tịch, phó chủ tịch Công đoàn, lãnh đạo Ban thanh tra nhân dân, các Tổ trưởng bộ môn… Chủ tịch UBND huyện Châu Đức Nguyễn Tấn Bản gặp gỡ các giáo viên, nhân viên của Trường mầm non Ánh Dương Mở đầu buổi đối thoại, khi chỉ vừa được chủ tịch UBND huyện hỏi đến các vấn đề mà các giáo viên đang muốn nói đến, đồng loạt các giáo đều rơm rớm nước mắt, thậm chí nhiều cô xúc động không nói nên lời, khóc ngay tại buổi đối thoại. Các giáo viên, nhân viên đã trình bày khoảng 15 ý kiến, đa số xoay quanh việc suất ăn quá tệ. Vụ việc đã kéo dài từ nhiều năm qua, món ăn ngày càng sơ sài, và đỉnh điểm như báo chí thông tin những ngày qua. Toàn bộ giáo viên có mặt tại buổi đối thoại đều khẳng định thông tin và hình ảnh về suất ăn mà báo chí và mạng xã hội đăng tải đều đúng sự thật. Không chỉ vậy, phía Ban giám hiệu không bao giờ công khai tiền ăn, chỉ khi "bị động", báo chí và mạng xã hội vào cuộc thì mới được công bố số tiền ăn như 1 tuần vừa qua. Một số ý kiến khác cho biết, không chỉ phần ăn của giáo viên mà phần ăn của học sinh cũng sơ sài không kém…, thực đơn nhiều món không phù hợp. Những bữa cơm mà các giáo viên, nhân viên trường mầm non Ánh Dương phải ăn trong những ngày qua Các giáo viên cũng có ý kiến về việc tiền lương, tiền tăng thu nhập, một số khoản tiền không được công khai... Ngoài ra, các giáo viên, nhân viên phải làm mọi thứ, không có thời gian nghỉ ngơi, chưa hết việc này đã bị hiệu trưởng yêu cầu làm việc khác, thậm chí bắt cả nhổ cỏ, quét dọn, làm phụ hồ… Vì quá sợ hãi, sợ bị trù dập nên người lao động ở đây không bao giờ dám có ý kiến. Chỉ khi có buổi đối thoại này, không có sự có mặt của ban giám hiệu và một số người thì mới dám đứng lên nói. "Tôi là lao động chính, sợ rằng khi nói ra thì miếng cơm của gia đình tôi sẽ không còn" - một giáo viên khóc và nói. Các giáo viên khác cho biết rất nhiều giáo viên, nhân viên muốn chuyển trường. Thời các hiệu trưởng trước đây, các giáo viên, nhân viên không có có ý định xin chuyển đi nhưng từ khi hiệu trưởng mới về thì nhiều người cảm thấy không thể ở lại được với môi trường này. Một bữa cơm quá sơ sài, chỉ gồm 2 miếng chả, nước mắm ăn kèm cơm và một ít canh (để bên ngoài) Các giáo viên mong muốn UBND huyện Châu Đức tổ chức thanh tra toàn bộ thu chi của nhà trường trong thời gian qua, đồng thời đề nghị làm rõ những sai phạm của hiệu trưởng, xử lý công tâm, trả lại quyền lợi cho người lao động, cho học sinh và trả lại môi trường giáo dục trong sáng. Chủ tịch UBND huyện Châu Đức gửi lời xin lỗi tới giáo viên, nhân viên của trường mầm non Ánh Dương vì bao nhiều năm đã phải dồn nén những bức xúc. "Các sự việc này chúng đã tôi đã ghi nhận, thấy được sự ức chế được thể hiện qua từng ý kiến. Các giáo viên mong muốn mình có bữa ăn của bản thân, của các cháu được cải thiện, mong minh bạch thu chi, đều là những vấn đề chính đáng" - chủ tịch UBND huyện nói. Ông Nguyễn Tấn Bản chỉ đạo phòng Nội vụ tổ chức thanh tra toàn diện trường mầm non Ánh Dương kể từ thời điểm hiệu trưởng mới nhận chức trở lại đây, đồng thời địa phương sẽ có buổi họp để đưa ra hình thức xử lý tiếp theo và thông tin lại sớm nhất . "Tôi mong các giáo viên, nhân viên của trường tin tưởng trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với ngành giáo dục, chỉ tiếc rằng vụ việc chúng tôi biết quá trễ và chỉ biết thông tin qua mạng xã hội và báo chí, tôi mong muốn các cô cởi mở, thông tin đến cho địa phương những vấn đề bức xúc, để chúng tôi được làm tròn trách nhiệm của mình" - ông Nguyễn Tấn Bản nói. Trước đó, mạng xã hội đăng thông tin phản ánh khay cơm trưa có giá 30.000 đồng của giáo viên trường mầm non Ánh Dương chỉ có cơm và 2 miếng chả, kèm ít nước mắm; một số khay khác có cơm và vài miếng thịt xào măng. Sự việc không chỉ mới đây mà kéo dài thời gian dài. Khi mạng xã hội, báo chí đăng thông tin, chủ tịch huyện Châu Đức yêu cầu kiểm tra thì các giáo viên, nhân viên được chuyển trả lại tiền cơm, sau khi trừ đi các bữa ăn của tuần đầu tiên. Trao đổi với phóng viên, bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường, xác nhận khay cơm và món ăn được chia sẻ trên mạng xã hội đúng là của trường nhưng hình ảnh đã bị "bóp méo". Hiệu trưởng trường cũng nói không có chuyện thu tiền cơm trước mà đang nhờ các nhân viên cấp dưỡng nấu trong tuần đầu tiên khi chưa bố trí được vấn đề ăn uống. Trước đó, vào tháng 11-2023, căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo đối với bà Huệ vi phạm quy chế của nhà trường, lợi dụng chức vụ, cắt bớt phần ăn của học sinh, vi phạm đạo đức nhà giáo, UBND huyện Châu Đức đã nghiêm khắc kiểm điểm bà Huệ. Hiệu trưởng trường mầm non này cũng bị bà Kim (nhân viên nấu ăn của trường) tố bớt xén khẩu phần ăn của trẻ. Sau đó, bà Kim đã bị sa thải. Bà Kim đã khởi kiện hiệu trưởng ra TAND huyện Châu Đức vì sa thải lao động trái quy định. Tại phiên sơ thẩm, TAND huyện Châu Đức đã buộc Trường mầm non Ánh Dương phải nhận bà Kim trở lại làm việc và bồi thường số tiền hơn 88 triệu đồng (gồm khoản tiền lương 15 tháng 9 ngày bà Kim không được làm việc; khoản tiền lương 2 tháng do sa thải trái pháp luật) cùng đó là khôi phục chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật cho người lao động.