Nội dung liên quan Israel, Tin Quốc Tế
Báo điện tử Đại biểu nhân dân,
Vụ đánh bom bằng máy nhắn tin ở Lebanon được lên kế hoạch trong 15 năm?
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
11:10:34 21/09/2024
theo đường link
https://daibieunhandan.vn/vu-danh-bom-bang-may-nhan-tin-o-lebanon-duoc-len-ke-hoach-trong-15-nam-post390888.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Báo Đại biểu Nhân dân Một nguồn tin tình báo Hoa Kỳ nói với ABC News rằng các cơ quan tình báo Israel đã cân nhắc kế hoạch tương tự như vụ đánh bom hàng loạt thiết bị điện tử của Hezbollah ở Lebanon trong ít nhất 15 năm qua. Những gì còn lại của chiếc máy nhắn tin phát nổ ở ngoại ô Beirut ngày 18.9. Ảnh: AFP Hơn 30 người thiệt mạng và hàng nghìn người đã bị thương ở Lebanon trong hai vụ nổ hàng loạt vụ máy nhắn tin, máy bộ đàm và các thiết bị khác do nhóm chiến binh Hezbollah sử dụng ở Lebanon trong hai ngày 17-18.9 (giờ địa phương). Israel không xác nhận nhưng cũng không phủ nhận trách nhiệm về vụ việc, mặc dù các phương tiện truyền thông và các chuyên gia tình báo đều nhận định đây là một âm mưu của cơ quan tình báo Israel Mossad với kế hoạch lắp đặt các thiết bị có chất nổ kích hoạt từ xa. Phát biểu với ABC News ngày 20.9, một nguồn tin tình báo từ Hoa Kỳ gọi đây là "sự can thiệp chuỗi cung ứng", đồng thời nói thêm rằng, CIA từ lâu đã không muốn sử dụng các chiến thuật tương tự do nguy cơ gây những thiệt hại đối với thường dân. Ở Lebanon, vụ tấn công đã khiến khoảng ba mươi người thiệt mạng trong đó có cả trẻ em và những người không phải là thành viên của lực lượng Hezbollah. Vụ tấn công cũng khiến nhiều nạn nhân bị thương tật vĩnh viễn. Nguồn tin xác nhận với ABC News rằng việc lập kế hoạch cho cuộc tấn công có sự tham gia của các công ty bình phong, với nhiều lớp sĩ quan tình báo Israel và các tài sản của họ đứng đầu một công ty hợp pháp sản xuất máy nhắn tin, trong đó ít nhất một số người thực hiện các công việc mà không biết họ thực sự đang làm việc cho ai. Bản báo cáo của ABC News cho rằng BAC Consulting, một công ty có trụ sở tại Hungary được nhà sản xuất thiết bị điện tử Đài Loan Gold Apollo chuyển giao công nghệ để sản xuất loại máy nhắn tin mà Hezbollah sử dụng, thực chất là một mặt trận của Israel. Trước đó, người phát ngôn của chính phủ Hungary cho biết các thiết bị này chưa bao giờ có mặt tại Hungary và BAC chỉ là "một đơn vị trung gian giao dịch, không có cơ sở sản xuất hoặc hoạt động nào" tại quốc gia này. Gold Apollo và Chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) cũng phủ nhận mọi sự liên quan đến việc sản xuất hay xuất khẩu loại máy nhắn tin trong vụ nổ. “Các thành phần của yếu của máy nhắn tin là IC [mạch tích hợp] cấp thấp và pin”, Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan Kuo Jyh-huei nói với các phóng viên hôm 20.9, theo trích dẫn của Reuters. “Tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng chúng không được sản xuất tại Đài Loan”. Lực lượng Phòng vệ Israel đã tăng cường các cuộc tấn công xuyên biên giới bắt đầu từ 19.9, điều mà các nhà quan sát lo ngại có thể là màn dạo đầu cho một cuộc tấn công trên bộ quy mô lớn. Trước đó, hôm 18.9, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant tuyên bố nước này bắt đầu bước vào "giai đoạn mới trong cuộc chiến" với phong trào Hezbollah. Một sư đoàn biệt kích Israel trước đây tham gia vào hoạt động quân sự ở Gaza đã di chuyển về phía bắc (nơi tiếp giáp với Lebanon) trong bối cảnh căng thẳng gia tăng. Israel từng tấn công Lebanon quy mô lớn vào năm 1978 và 1982, bao vây phía tây Thủ đô Beirut để đánh bật Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) của Yasser Arafat. Họ kiểm soát miền nam Lebanon từ năm 1982 đến năm 1985 và hoàn toàn rút quân khỏi Lebanon năm 2000. Vào năm 2006, một cuộc chiến tranh khác đã nổ ra giữa lực lượng Hezbollah và Israel và cuộc chiến kéo dài một tháng trước khi hai bên chấp nhận đình chiến theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Quỳnh Vũ (Theo ABC News)