Nội dung liên quan Tỉnh Bình Dương, Tin Trong Nước
Báo điện tử Pháp luật Việt Nam,
Xây dựng Bình Dương thành thành phố thông minh trực thuộc Trung ương
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
08:01:12 27/09/2024
theo đường link
https://baophapluat.vn/xay-dung-binh-duong-thanh-thanh-pho-thong-minh-truc-thuoc-trung-uong-post526733.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Trong chương trình công tác tại Bình Dương, chiều 26/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Dự cuộc làm việc có: Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và tỉnh. Theo Tỉnh ủy Bình Dương, mặc dù còn không ít khó khăn, thách thức, nhưng nhờ có sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ thường xuyên, kịp thời của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ban, ngành, cùng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh duy trì ổn định và đạt một số kết quả quan trọng trên một số lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 ước tăng 7,28%. Trong 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 25,6 tỷ USD, tăng 13,7%; thu ngân sách đạt hơn 50 ngàn tỷ đồng, đạt 77% dự toán; giải ngân vốn đầu tư công 6.300 tỷ đồng, đạt 41,2% kế hoạch; thu hút thêm được 1,2 tỷ USD vốn FDI và hơn 56 ngàn tỷ đồng vốn trong nước. Bình Dương đạt tỷ lệ đô thị hóa 84%, thuộc nhóm đầu cả nước; đang triển khai đầu tư, phát triển hệ thống đô thị mới; xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được 52.000 căn; tập trung triển khai đầu tư các khu công nghiệp thế hệ mới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, việc làm đạt nhiều kết quả tích cực; các chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách, công nhân lao động luôn được quan tâm. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được thực hiện thường xuyên và giữ vững ổn định. Bình Dương tập trung thực hiện các mô hình điểm của Đề án 06 và đang triển khai “Hệ thống camera giám sát an ninh, an toàn thông tin” trên địa bàn tỉnh. Công tác đối ngoại tiếp tục được quan tâm. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực. Bình Dương phấn đấu tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp trong tỉnh hoàn thành trước một tháng so với thời gian quy định của Trung ương. Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số được quan tâm, bước đầu đạt kết quả tích cực. Bình Dương đứng đầu 63 tỉnh, thành phố về Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh; xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố về Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp… Để phát triển nhanh, bền vững, tỉnh đề xuất Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ngành xem xét có cơ chế và hỗ trợ nguồn lực đầu tư để đến năm 2030 Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; có cơ chế, hỗ trợ nguồn lực để đầu tư các công trình, dự án trọng điểm; điều chỉnh, bổ sung các chính sách huy động các nguồn lực xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế; sớm có văn bản hướng dẫn việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên để cải tạo, nâng cấp, mở rộng hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng. Bình Dương cũng đề xuất hỗ trợ tỉnh trong thực hiện một số dự án cụ thể như: bổ sung một số hạng mục vào dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; cho tỉnh được thực hiện trước đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn; hỗ trợ trình lập, thẩm định, trình phê duyệt các dự án tuyến đường sắt đô thị Suối Tiên - thành phố mới Bình Dương và tuyến đường sắt Bàu Bàng - Dĩ An; hỗ trợ tỉnh tiến hành thành lập các khu thương mại tự do theo quy hoạch… Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành trao đổi đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Bình Dương và trao đổi, giải đáp các đề xuất, kiến nghị của tỉnh. Các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Bình Dương trong 30 năm qua, từ tỉnh nông nghiệp, trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, hiện đại; đề nghị Bình Dương chuyển hướng vào thời kỳ phát triển mới, có chọn lọc, chất lượng theo hướng xanh, bền vững, văn minh, hiện đại; hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa và đảm bảo an sinh xã hội… Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, đổi mới, quyết tâm, hành động của Đảng bộ, chính quyền, cả hệ thống chính trị, quân, dân, doanh nghiệp tỉnh Bình Dương góp phần vào thành tựu chung của cả nước. Chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức về chất lượng tăng trưởng, giải ngân vốn đầu tư công… và chỉ rõ 6 bài học kinh nghiệm cần phát huy, Thủ tướng Chính phủ nhắc lại Bình Dương phải thực hiện 3 tiên phong gồm: Tiên phong kết nối nền kinh tế với Vùng, khu vực, quốc gia, quốc tế, nhất là kết nối giao thông xanh, số hóa với Campuchia, với Tây Nguyên qua Bình Phước, với Tây Nam Bộ qua Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối quốc gia qua Cảng hàng không quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép - Thị Vải. Bình Dương phải tiên phong trong chủ động phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế ban đêm, đặc biệt chú trọng số hóa và xanh hóa nền kinh tế; tiên phong trong chủ động, tích cực xây dựng các khu công nghiệp thế hệ mới, tập trung vào đổi mới sáng tạo, lập nghiệp, khởi nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ 4.0, phát triển khu công nghiệp thế hệ mới theo hướng xanh, số, công nghệ cao, thông minh; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Với mong muốn Bình Dương phát triển bứt phá, tăng tốc mạnh mẽ hơn nữa trên tất cả lĩnh vực, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch; xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án trong Quy hoạch. Đặc biệt, tỉnh phải tiếp tục huy động mọi nguồn lực, nhất là hợp tác công - tư đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; trọng tâm là hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng thông tin, viễn thông; xây dựng Bình Dương thành thành phố thông minh trực thuộc Trung ương. Chỉ rõ phải ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới, trong đó đẩy mạnh liên kết vùng, nhất là các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và lân cận, trước tiên là giao thông liên kết; thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, quyết liệt triển khai chuyển đổi số, áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thu; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển. Trong lĩnh vực công nghiệp, Thủ tướng yêu cầu Bình Dương phát triển hệ sinh thái công nghiệp thế hệ mới; thúc đẩy chuyển đổi các khu công sang mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp đô thị - dịch vụ, khu công nghiệp công nghệ cao; ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ. Bình Dương cần tiếp tục phát triển mạnh các ngành dịch vụ mũi nhọn, hỗ trợ công nghiệp như: thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng, logistics, đào tạo nhân lực chất lượng cao…; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, cải thiện môi trường kinh doanh, xóa bỏ cơ chế xin - cho; tăng cường đối thoại, đồng hành và giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Tỉnh phải tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong ngành, lĩnh vực tiềm năng, ưu tiên; có cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài; triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội, bảo đảm phúc lợi xã hội; phát triển nhà ở xã hội, nhất là theo phương thức thuê và thuê mua; chú trọng quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống tốt đẹp, các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu của tỉnh. Chỉ đạo tỉnh Bình Dương tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tập trung đấu tranh, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, Thủ tướng đặc biệt lưu ý tỉnh phải coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; tổ chức thật tốt Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Với truyền thống lịch sử, văn hóa, anh hùng của “Miền Đông gian lao mà anh dũng”, Bình Dương phải bứt phá hơn, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, nhất là phát triển theo hướng xanh hóa, số hóa, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm; phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, toàn diện, hài hòa giữa con người, tự nhiên, văn hóa, kinh tế, môi trường. Với vị trí, vai trò chiến lược của Bình Dương là cực tăng trưởng quan trọng của vùng động lực phía Nam, trong nhóm 3 địa phương có quy mô nền kinh tế lớn nhất cả nước, với đà phát triển những năm qua cùng khát vọng, quyết tâm của toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh, Thủ tướng Chính phủ mong muốn và tin tưởng Bình Dương sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, không ngừng phát huy vị thế là thủ phủ công nghiệp hiện đại hàng đầu Việt Nam, phấn đấu sớm trở thành đô thị loại I, thông minh, văn minh, giàu đẹp; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đối với các đề xuất của tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản đồng ý xem xét giải quyết. Trong đó, một số vấn đề liên quan cơ chế, chính sách, Thủ tướng yêu cầu tỉnh phối hợp cùng Chính phủ và các bộ, ngành để trình Quốc hội xem xét, trong đó Bình Dương cần nêu rõ chi tiết những điểm cần tháo gỡ. Đối với các đề xuất cụ thể thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng giao các bộ, ngành phối hợp với tỉnh Bình Dương để rà soát, nghiên cứu, giải quyết kịp thời trên tinh thần giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc, khơi thông cho phát triển, trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng, xóa bỏ cơ chế xin - cho, hợp lý, hiệu quả. Đặc biệt, đối với những vấn đề mới như các dự án hạ tầng kết nối quan trọng, thành lập các Khu thương mại tự do, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh, yêu cầu làm thí điểm, sau đó hoàn thiện, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.