Nội dung liên quan Phường Bình Định, Thị Xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định, Tin Trong Nước
Báo điện tử Đại biểu nhân dân,
Xây dựng, nhân rộng các mô hình hiệu quả thông qua tổ chức các hội thi
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
13:34:02 24/09/2024
theo đường link
https://daibieunhandan.vn/xay-dung-nhan-rong-cac-mo-hinh-hieu-qua-thong-qua-to-chuc-cac-hoi-thi-post391133.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Báo Đại biểu Nhân dân Với phương châm hướng mạnh về cơ sở, các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), tỉnh Bình Định đã và đang bảo đảm quyền được thông tin pháp luật của các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc chủ động, tự tìm hiểu pháp luật, vận dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; góp phần giảm bớt tình trạng khiếu nại, tố cáo, nâng cao trách nhiệm cho cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Đa dạng, linh hoạt cả nội dung và hình thức Theo đó, nội dung và hình thức PBGDPL là những yếu tố gần gũi, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và từng đối tượng, địa bàn. Đặc biệt, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong PBGDPL. Bám sát nội dung, yêu cầu đổi mới công tác PBGDPL, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương đã xác định chủ đề, định hướng nội dung trọng tâm cần phổ biến gắn với công tác xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Trong đó, tập trung vào các luật, pháp lệnh, văn bản mới ban hành năm 2023, 2024, những nội dung pháp luật thiết thực với người dân, doanh nghiệp, các vấn đề xã hội quan tâm, cần định hướng dư luận xã hội như: pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phòng, chống tội phạm; phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh, chuyển đổi số;… Báo cáo 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh tổ chức 3.268 cuộc PBGDPL trực tiếp; 203 cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức trực tuyến hoặc sân khấu hóa; biên soạn, phát hành hơn 112.060 bản tài liệu PBGDPL. Diễn đàn tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Ảnh: Thành Nhân Bên cạnh đó, các hoạt động viết tin, bài đăng tải trên báo, đài, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở và các bản tin, tạp chí, tờ thông tin nội bộ được các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường về thời lượng và số lượng. Bên cạnh các hình thức PBGDPL truyền thống, các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL đã được các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương áp dụng với nhiều mô hình, hình thức đa dạng như: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến; thành lập các fanpage, nhóm zalo; sử dụng tin nhắn SMS qua các mạng di động, hệ thống Idesk để cung cấp thông tin pháp luật... Toàn tỉnh hiện có 28 cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh; 11 huyện, thị xã, thành phố và 159 xã phường, thị trấn đã xây dựng, vận hành cổng/trang thông tin điện tử. Đây là điều kiện thuận lợi để việc cung cấp thông tin, PBGDPL đến cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân được nhanh chóng, kịp thời. Nhiều mô hình hay, kiện toàn về tổ chức Việc xây dựng, nhân rộng các mô hình PBGDPL hiệu quả được quan tâm thực hiện qua tổ chức các hội thi, cuộc thi tìm hiểu pháp luật theo hình thức trực tuyến hoặc sân khấu hóa (các ngành, đoàn thể, địa phương); mô hình các câu lạc bộ PBGDPL (các huyện, thị xã, thành phố); các diễn đàn tuyên truyền pháp luật (các cấp bộ Đoàn); “Cổng trường học an toàn giao thông” (các nhà trường); các mô hình “Bóng điện ngoài hè – số điện thoại liền kề”, “Nói không với đạo lạ”, “Hội Nông dân với công tác quản lý, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù về địa phương” (Hội Nông dân tỉnh); Ngày hội “Thanh niên với Văn hóa giao thông” (Tỉnh đoàn). Công tác rà soát, củng cố, kiện toàn về tổ chức, cán bộ làm công tác PBGDPL được thực hiện thường xuyên, bảo đảm chất lượng. Hiện nay, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh có 40 cơ quan thành viên, Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng Phối hợp PBGDPL có 9 thành viên. UBND tỉnh đã công nhận 222 báo cáo viên pháp luật; miễn nhiệm 27 báo cáo viên pháp luật đến tuổi nghỉ hưu hoặc thuyên chuyển công tác khác. Ở cấp huyện, Hội đồng phối hợp PBGDPL 11 huyện, thị xã, thành phố hiện có 324 thành viên; 326 báo cáo viên pháp luật cấp huyện (255 người tham gia phổ biến pháp luật trực tiếp); 2.620 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã (2.015 người tham gia phổ biến pháp luật trực tiếp). Đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn tỉnh cơ bản bảo đảm về số lượng; tiêu chuẩn đạo đức, trình độ học vấn, có năng lực, kiến thức chuyên môn, có trách nhiệm với công việc. Đặc biệt, có những báo cáo viên pháp luật có bề dày kinh nghiệm, đã trải qua nhiều chức vụ lãnh đạo quản lý, công tác ở nhiều lĩnh vực nên am hiểu về kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội để thực hiện công tác PBGDPL. Kỹ năng của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật ngày một hoàn thiện thông qua các hoạt động: Biên soạn bài giảng, phổ biến chuyên đề pháp luật; thiết kế, tổ chức các trò chơi tìm hiểu pháp luật… Nhờ vậy, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã được chuyển tải sinh động đến người dân. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác PBGDPL tại tỉnh vẫn còn một số khó khăn, tồn tại như nhận thức của một số ít lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác PBGDPL nên chưa quan tâm đúng mức trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện; một số địa phương còn chậm hoặc không thực hiện việc chi trả chế độ cho hòa giải viên theo quy định. Chủ động truyền thông, tăng cường phối hợp Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong thời gian tới, tỉnh Bình Định cần thực hiện tốt một số giải pháp. Thứ nhất, tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ PBGDPL với trọng tâm hướng mạnh về cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển. Gắn công tác PBGDPL với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thứ hai, đổi mới, đa dạng và sáng tạo các hình thức PBGDPL, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với các nhóm đối tượng, địa bàn; tăng cường các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật. Thứ ba, tăng cường trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị với cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp PBGDPL các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới của ngành; phản ánh các hoạt động PBGDPL của cơ quan, ngành, địa phương qua các kênh PBGDPL mà cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp PBGDPL đang quản lý như: Bản tin Tư pháp Bình Định, Trang Thông tin điện tử PBGDPL tỉnh, Trang Fanpage PBGDPL tỉnh. Thứ tư, chủ động truyền thông, phổ biến các chính sách, pháp luật do cơ quan chủ trì, soạn thảo, tham mưu ban hành cũng như các chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, địa phương. Gắn kết chặt chẽ trách nhiệm truyền thông dự thảo chính sách ngay từ khâu dự thảo với công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. Thứ năm, quan tâm bố trí cán bộ theo dõi, tham mưu tổ chức thực hiện công tác PBGDPL; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL. Đồng thời, bảo đảm kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động PBGDPL, hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa, kết hợp, tận dụng nguồn kinh phí từ các chương trình, đề án đang được triển khai trong ngành, địa phương để thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL.