Nội dung liên quan Tỉnh Kiên Giang, Tin Trong Nước
Báo SGGP Online,
Xây dựng sản phẩm OCOP mang đặc trưng vùng miền, gắn với phát triển du lịch
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
03:48:58 04/10/2024
theo đường link
https://www.sggp.org.vn/xay-dung-san-pham-ocop-mang-dac-trung-vung-mien-gan-voi-phat-trien-du-lich-post761962.html
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Chiều 3-10, tại Kiên Giang, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị “Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL với các hệ thống thương mại năm 2024”. Quang cảnh hội nghị Phát biểu tại hội nghị, ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương chia sẻ, Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng gắn với mục tiêu hình thành không gian kết nối, giao lưu, chia sẻ và hợp tác trong sản xuất, quảng bá và thương mại sản phẩm OCOP của vùng. Đồng thời, sự kiện còn là không gian để người tiêu dùng, các doanh nghiệp phân phối tiếp cận, trải nghiệm và giao thương sản phẩm OCOP. Năm 2022, khu vực ĐBSCL mới đứng thứ 3 cả nước, chiếm tỷ lệ 17% tổng số sản phẩm OCOP thì đến năm 2024 khu vực này đã vươn lên đứng thứ 2, chiếm tỷ lệ 21% sản phẩm của cả nước. Hiện khu vực ĐBSCL có gần 3.000 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL mang sắc thái của vùng nhờ nguồn nguyên liệu phong phú về thủy sản, lúa gạo và trái cây. Tuy nhiên việc phát triển sản phẩm OCOP đặc trưng của vùng vẫn còn nhiều hạn chế như: quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, liên kết sản xuất, tiêu thụ còn tương đối yếu, tư duy xây dựng thương hiệu còn hạn chế. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội nghị Tại Hội nghị, đại diện các hợp tác xã, chủ thể sản phẩm OCOP đến từ Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau… giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương đồng thời mong muốn được kết nối với các đơn vị doanh nghiệp thu mua, đặc biệt là đưa sản phẩm vào bày bán tại các hệ thống siêu thị lớn. Ấn tượng về sự đa dạng và chất lượng các sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL, đại diện hệ thống các siêu thị, doanh nghiệp thu mua hàng hóa mong muốn thời gian tới các chủ thể kinh doanh OCOP cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa quy trình nuôi trồng, đảm bảo sạch từ nông trại đến bàn ăn. Với các sản phẩm OCOP chất lượng, doanh nghiệp thu mua cam kết hỗ trợ kệ hàng riêng tại siêu thị cho địa phương, đồng thời đưa sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chia sẻ, nhu cầu về nông sản chất lượng của thị trường trong và ngoài nước là rất lớn. Lấy ví dụ về thành công của Lễ hội trái cây Việt Nam được tổ chức tại Trung Quốc, Thứ trưởng Nam nhìn nhận: “Vấn đề là cần tăng cường việc kết nối, phối hợp giữa các bên, nhất là vai trò hiệp hội, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, chủ thể phát triển sản phẩm OCOP cần tăng cường quảng bá thương hiệu, tiếp cận thị trường, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm không ngừng”. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT mong muốn các chủ thể OCOP biết phát huy giá trị sản phẩm sáng tạo từ đặc sản vùng miền. “Sản phẩm OCOP phải thể hiện rõ nét đặc trưng về giá trị văn hóa của địa phương, gắn kết với phát triển du lịch”, Thứ trưởng Nam chia sẻ. THÀNH NHƠN