Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
‘Xem nhanh 20h’ ngày 4.10 có nhiều tin tức đáng chú ý về những “khoản thu lạ”.
Tự động phát
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày 4.10 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:
Bàn về lạm thu bằng danh nghĩa ' xã hội hóa' Trên một trang mạng xã hội, Trường THCS Tân Minh A (H.Sóc Sơn, Hà Nội ) đưa ra bản kê khai 17 khoản thu hộ, thu thỏa thuận với tổng số tiền 8.111.000 đồng/học sinh (HS) của một giáo viên (GV) chủ nhiệm lớp 8. Một số khoản thu "lạ", trái với quy định đã được chỉ ra, như: thuê vệ sinh ngoài lớp học 70.000 đồng/HS/10 tháng; sang sửa nhà thể chất 100.000 đồng/HS; hoạt động trải nghiệm bên ngoài 700.000 đồng/HS…
Hiệu trưởng Trường THCS Tân Minh A Nguyễn Thị Hoa lý giải các khoản thu "lạ" như sửa nhà thể chất là chủ trương xã hội hóa của trường xuất phát từ thực trạng nhà giáo dục thể chất quá hẹp, không đáp ứng nhu cầu học tập. Đầu năm học, nhà trường chỉ yêu cầu GV chủ nhiệm các lớp xin ý kiến phụ huynh tại buổi họp chứ chưa triển khai thu.
Xem nhanh 20h ngày 4.10: Đau đầu với những khoản thu lạ ở trường
Trường tiểu học Đông Xuân (H.Sóc Sơn, Hà Nội) cũng khiến phụ huynh bức xúc trước 18 mục thu trong năm học này với tổng số tiền thu là 5.392.000 đồng/HS, trong đó nhiều khoản thu rất "lạ" như: vệ sinh, giấy kiểm tra, phiếu cuối tuần; nhiều khoản như giáo dục ngoài giờ chính khóa, tiếng Anh liên kết, kỹ năng sống… được thu gộp luôn cả 9 tháng.
Phụ huynh có con học lớp 1 Trường tiểu học Ngô Thì Nhậm (H.Thanh Trì, Hà Nội) mới đây bức xúc phản ánh với báo chí về việc đầu năm học được thông báo mỗi tháng lớp cần đóng 500.000 đồng để thuê người dọn vệ sinh lớp học, nếu không thuê, phụ huynh sẽ đến trường vào 17 giờ hằng ngày để trực nhật thay con em mình.
Phụ huynh với nỗi lo các khoản thu đầu năm học
ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Trong đơn thư, phụ huynh cũng nêu ngay từ đầu năm học khi đăng ký lớp cho con, nhà trường đã đưa ra các lựa chọn như: lớp có điều hòa và không có điều hòa. Tuy nhiên, dù đã đăng ký cho con học lớp có điều hòa, thì vào đầu năm học, phụ huynh lại được nhà trường thông báo khối lớp 1 ủng hộ 10 bộ điều hòa mới, dự kiến mỗi HS đóng 300.000 đồng. Bên cạnh đó, trong cuộc họp, phụ huynh được phổ biến việc tặng nhà trường sân cỏ nhân tạo vào học kỳ 2, với số tiền dự kiến 100.000 đồng/HS. Phụ huynh này cho biết, việc xã hội hóa dựa trên tinh thần tự nguyện, song phụ huynh không được lấy ý kiến trước về những khoản thu như thế.
Trong cuộc họp phụ huynh, các thông báo được đưa ra để thực hiện, mang tính "ấn định" mỗi HS đóng bao nhiêu tiền, mà không có sự thảo luận, bàn bạc.
Giải thích với báo chí về những phản ứng trên của phụ huynh , bà Hoàng Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường, khẳng định "chưa thu bất cứ khoản nào". Thế nhưng, bà Hà cũng cho rằng: "Trường có ý tưởng xã hội hóa, nhưng vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến, ủng hộ đến đâu thì làm đến đó, chứ không cào bằng, không huy động riêng phụ huynh để làm sân bóng cho các con".
Mùa thu hoạch loại hạt ‘tiền tỉ’ trên đỉnh Ngọc Linh Khi những hạt sâm Ngọc Linh bắt đầu đỏ chín, nhiều nhà vườn bắt đầu thu hoạch để bán hoặc ươm cây giống. Từ một loài "thuốc giấu" của đồng bào Xê Đăng, đến nay sâm Ngọc Linh đã trở thành dược liệu quý hiếm, là quốc bảo Việt Nam, giúp hàng trăm hộ dân vùng cao đổi đời, nhiều người trở thành tỉ phú. Vùng sâm Ngọc Linh (xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, Quảng Nam ) ở độ cao hàng ngàn mét giữa cái rét buốt tê tái.
Mùa thu hoạch loại hạt ‘tiền tỉ’ trên đỉnh Ngọc Linh
Cuộc sống của người Xê Đăng dưới chân núi Ngọc Linh đổi thay nhờ loài sâm quý
ẢNH: ĐỨC NHẬT
Tại vườn sâm gần 6 hecta của Công ty CP sâm Việt Linh, sau khoảng 5 năm trồng, mùa thu hoạch hạt năm nay, đơn vị này thu hoạch khoảng 35.000 hạt. Đây là nguồn nguyên liệu để nhóm chủ động nguồn giống và thực hiện chọn tạo giống có năng suất cao, khả năng chống chịu bệnh tốt hơn.
Nhân viên của công ty đang tất bật với việc thu hái hạt sâm đã chín đỏ. Hạt khi thu hoạch sẽ được phân loại, thống kê và bắt đầu ươm mầm cho vụ mới. Những cây sâm được gieo ươm sẽ phục vụ cho việc mở rộng diện tích trồng trên ngọn núi cao nhất dãy Trường Sơn. Điều kiện sinh trưởng của Sâm Ngọc Linh cũng rất đặc biệt, khi chỉ mọc ở những nơi có độ cao từ 1.500 mét trở lên, đất có độ mùn cao, tơi xốp và nhiều sương mù bao phủ.
Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.