Nội dung liên quan Thành phố Hồ Chí Minh, Tin Trong Nước
Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,
Xét xử Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: 13 bị cáo được xét hỏi đều thừa nhận hành vi phạm tội
Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc
16:03:56 22/09/2024
theo đường link
https://danviet.vn/xet-xu-van-thinh-phat-giai-doan-2-13-bi-cao-duoc-xet-hoi-deu-thua-nhan-hanh-vi-pham-toi-20240922134652662.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và
tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả.
Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong
30
giây.
Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Xuân Huy - Chinh Hoàng Trong phiên xét hỏi vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 những ngày đầu tại TAND TP.HCM, 13 bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết. Bình luận Các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2. Ảnh: X.H Trong tuần đầu diễn ra xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 gồm Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 33 bị cáo, TAND TP.HCM đã hoàn thiện phần xét hỏi 13 bị cáo. Ngày mai (23/9), dự kiến tòa tiếp tục xét hỏi những bị cáo tiếp theo. Dân Việt xin được điểm lại những nét đáng chú ý trong tuần đầu diễn ra phiên tòa. 13 bị cáo thừa nhận hành vi như cáo trạng quy kết Theo HĐXX, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng nêu và giữ nguyên các lời khai tại cơ quan điều tra. Họ cho rằng từ năm 2018 đến năm 2020, bị cáo Trương Mỹ Lan là người đã đề ra chủ trương và chỉ đạo các bị cáo như Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT, Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc, Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc thuộc Ngân hàng SCB, Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI và Hồ Bửu Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VTP, sử dụng 4 Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu "khống", bán cho các nhà đầu tư, thu về tổng số tiền 30.081.509.700.000 đồng. Bị cáo Trương Mỹ Lan - Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại tòa. Ảnh: X.H Số tiền này do bị cáo Trương Mỹ Lan sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu. Đồng thời, 13 bị cáo đều xác định việc truy tố của Viện kiểm sát là đúng người, đúng tội, không oan sai. Các bị cáo còn khẳng định rằng ngoài tiền lương, các bị cáo không được hưởng lợi gì từ việc phát hành trái phiếu. Các bị cáo đều khai thực hiện theo chỉ đạo, là người làm công ăn lương, tin tưởng các chủ trương do Trương Mỹ Lan đề ra, các bị cáo rất hối hận và không hình dung được hành vi của mình đã gây ra thiệt hại quá lớn cho người dân. Các bị cáo sẽ cố gắng sắp xếp tài chính để khắc phục hậu quả vụ án và xin HĐXX khoan hồng giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Cựu Tổng Giám đốc SCB và hành vi giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 28.000 tỷ đồng của 35.818 bị hại Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng Giám đốc SCB là một trong những bị cáo bị HĐXX xét hỏi nhằm làm rõ các sai phạm khi giúp sức bị cáo Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - phát hành các gói trái phiếu khống, lừa bán cho 35.824 trái chủ, chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng. Võ Tấn Hoàng Văn cựu Tổng Giám đốc SCB. Ảnh: T.L Khai tại tòa, bị cáo Văn thừa nhận đã đại diện SCB, cùng Nguyễn Tiến Thành đại diện TVSI phối hợp xây dựng chương trình đào tạo nhân viên tư vấn, giới thiệu các nhà đầu tư thứ cấp (người dân) ký kết hợp đồng mua trái phiếu với TVSI và SCB. Sau đó, bị cáo Văn đã tổ chức đào tạo cho các nhân viên trong toàn hệ thống (2.479 nhân viên tại 239 chi nhánh, phòng giao dịch). Cơ quan điều tra xác định, cựu Tổng Giám đốc SCB chỉ đạo Khối Ngân hàng bán lẻ triển khai tổ chức bán hàng, đào tạo sản phẩm mới cho giám đốc và các nhân viên tại các chi nhánh và phòng giao dịch của SCB; xây dựng và triển khai các chính sách hoa hồng, chương trình thi đua giới thiệu khách hàng cho các đơn vị kinh doanh... Với các hành vi đã thực hiện, ông Văn bị cáo buộc là đồng phạm giúp sức tích cực cho bà Lan hoàn thành việc bán trái phiếu của các Công ty An Đông, Quang Thuận và Setra; đồng phạm với bà Lan chiếm đoạt số tiền hơn 28.000 tỷ đồng của 35.818 bị hại. Trương Huệ Vân kí giấy tờ, hợp đồng… nơi có đánh dấu sẵn Bị cáo Trương Huệ Vân (cựu Phó Giám đốc Công ty An Đông; thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor - WMC, cháu ruột bà Trương Mỹ Lan) thừa nhận ký nhiều hợp đồng, chứng từ khống giúp bà Trương Mỹ Lan phát hành 2 mã trái phiếu, lừa bán cho 20.623 người chiếm đoạt 13.000 tỷ đồng. Bị cáo Trương Huệ Vân. Ảnh: X.H Vân khai thời điểm đó chỉ tập trung quản lý tòa nhà thương mại dịch vụ, còn hoạt động tài chính thì không nắm bắt. Bị cáo này cho biết bị nhiều áp lực công việc nên không nhớ đã ký bao nhiêu loại giấy tờ, hợp đồng, vì chỉ được trình cho nhiều bộ hồ sơ và chỉ việc ký vào những nơi được đánh dấu sẵn. Về việc phát hành trái phiếu, Vân cho biết không tham gia cuộc họp nào, không bàn bạc, chỉ đạo bất cứ ai, mà chỉ thực hiện theo chủ trương từ bên trên. Vân bày tỏ thời điểm đó bản thân không nhận thức, không nắm bắt được vấn đề, tin tưởng vì đã có chữ ký của các lãnh đạo khác nên nghĩ là các hợp đồng đã được rà soát rồi. Bị cáo này tỏ ra thành khẩn và cho biết mình đã sai. Bị cáo khẳng định sẽ chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Số tiền gây thiệt hại quá lớn, bản thân bị cáo không thể khắc phục nhưng sẽ vận động gia đình cố gắng khắc phục. Ở vụ án này, Trương Huệ Vân bị cáo buộc thực hiện chủ trương phát hành trái phiếu của Chủ tịch Vạn Thịnh Phát. Cháu ruột bà Lan đã ký các hợp đồng, chứng từ khống để Công ty WMC chuyển 13.000 tỷ đồng cho Công ty An Đông mua trái phiếu sơ cấp, giúp sức bà Lan cùng đồng phạm phát hành 2 mã trái phiếu ADC-2018.09.1 và ADC-2019.1 của Công ty An Đông. Hành vi của Vân đã giúp bà Lan chiếm đoạt 13.000 tỷ đồng của 20.623 trái chủ (trong tổng số hơn 30.000 tỷ đồng của gần 36.000 bị hại).