Báo Dân Việt | Đọc Tin Tức Online Nhanh Mới Nhất 24h,

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bà Trương Mỹ Lan nói, phát hành trái phiếu để "cứu" SCB

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 19:00:41 23/09/2024 theo đường link https://danviet.vn/xet-xu-vu-van-thinh-phat-giai-doan-2-ba-truong-my-lan-noi-phat-hanh-trai-phieu-de-cuu-scb-20240923163831567.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Xuân Huy - Chinh Hoàng
Trả lời HĐXX, bà Trương Mỹ Lan khẳng định Tập đoàn Vạn Thịnh Phát dư sức phát hành trái phiếu trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng, mục đích thực hiện hành vi sai phạm chỉ nhằm cứu giúp SCB.
Bình luận
Ngày 23/9, TAND TP.HCM tiếp tục xét hỏi các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 . Vụ án này, bà Trương Mỹ Lan cùng 33 bị can khác hầu tòa với 3 tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Bà Trương Mỹ Lan: Tất cả vì mục tiêu "cứu" SCB Là người đầu tiên bước lên bục xét hỏi vào buổi chiều, bà Trương Mỹ Lan bày tỏ chấp thuận với các tội danh mà VKS đã truy tố. Tuy nhiên, bà cho rằng HĐXX cần xem xét về động cơ phát hành trái phiếu là gì? Ai phải là người chịu trách nhiệm cho việc phát hành trái phiếu này?
Bà Lan cũng chia sẻ các bị cáo trong vụ án này không có động cơ vụ lợi, họ làm như vậy ở tình thế "khó khăn", tất cả chỉ vì mục tiêu cuối cùng là "cứu" SCB.
Bà Lan cho biết Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được bà sáng lập, điều hành đã 32 năm. Trước đây, bà sở hữu 80% cổ phần, sau đó bà chia cho mỗi người con 10% nên bà nắm 60% cổ phần.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa chiều 23/9. Ảnh: Xuân Huy.
"Bị cáo trước giờ chỉ hoạt động mảng bất động sản, du lịch, thương mại...Từ trước đến nay tôi chỉ làm những việc đó, chứ không liên quan gì đến ngân hàng", bà Lan khẳng định mình không hề liên quan gì đến Ngân hàng SCB.
Bà cho biết từ trước tới nay, Vạn Thịnh Phát chưa bao giờ phải đi niêm yết hay phát hành trái phiếu để huy động tiền từ người dân, nên xin HĐXX xem xét thấu đáo, toàn diện về việc bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Bà Lan khẳng định Vạn Thịnh Phát từ trước đến nay không có nhu cầu phát hành trái phiếu. Năm 2018, Nguyễn Phương Hồng (cựu Phó Tổng giám đốc thuộc Ngân hàng SCB) đề xuất cho phát hành. Bà Lan nghĩ rằng nếu không cứu SCB thì ngân hàng này sẽ bị sụp đổ. Do vậy, bà này cho SCB mượn một số công ty để cho SCB phát hành trái phiếu. Việc này, Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng Giám đốc SCB) điều hành.
Bà Lan kể về bữa ăn trưa gồm những người như Hồ Bửu Phương (Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Võ Tấn Hoàng Văn, Đinh Văn Thành... đã có đề xuất cho SCB mượn một số công ty để phát hành trái phiếu, chào bán trái phiếu. Bà cho biết chủ trương này là phía SCB và Công ty chứng khoán TVSI.
"Bị cáo đâu biết gì để mà ra chủ trương. Bị cáo chỉ biết việc phát hành trái phiếu của Công ty An Đông. Trong mấy gói trái phiếu đó, bị cáo nhận trách nhiệm hơn 30.000 tỷ đồng", bà Lan nói.
Tiếp đó, bà Lan nói việc phát hành trái phiếu khiến bà rất đau lòng bởi vì người nhà cũng mua hơn 5.000 tỷ đồng.
Hồ sơ vụ án thể hiện gói trái phiếu Công ty An Đông trị giá 25.000 tỷ đồng nhưng không có tài sản đảm bảo.
Trả lời tại tòa, bà Lan khai bản thân mình và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát không hưởng lợi số tiền trên. Người phụ nữ này nói tập đoàn của mình dư sức phát hành trái phiếu trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng, mục đích thực hiện hành vi trên là nhằm cứu giúp SCB.
Khi tòa hỏi số tiền phát hành trái phiếu được dùng vào mục đích gì, bà Lan nói SCB rất khó khăn, phát hành trái phiếu khoản sau để trả cho các khoản trước, trả lãi cho người dân và do SCB sử dụng chứ Vạn Thịnh Phát không được hưởng lợi.
Nỗ lực trả tiền cho các bị hại Về hướng xử lý để khắc phục hậu quả cho các bị hại, bà Lan nói có một số cá nhân, tổ chức đang chiếm hữu số tiền 17.000 tỷ đồng, đề nghị HĐXX tạo điều kiện để thu hồi tài sản nhằm khắc phục hậu quả.
Về hướng giải quyết bồi thường cho bị hại, bà Trương Mỹ Lan nói trong giai đoạn 1 nếu thu hồi được sẽ có 21.000 tỷ đồng và nếu thu hồi được 17.000 tỷ đồng này nữa sẽ đủ bồi thường cho các bị hại.
Các bị cáo tại phiên toàn chiều 23/9. Ảnh: Xuân Huy.
Đồng thời, bà Lan nói trong trường hợp dự phòng, đề nghị SCB trả lại cho bị cáo này dự án 6A tại huyện Bình Chánh có diện tích hơn 26ha. Bà khai dự án này không thế chấp cho các tổ chức tín dụng và có nhà đầu tư trả giá gần 20.000 tỷ đồng.
"Trong vụ án này có nhiều bị hại là các ông bà già, đây là tiền dành dụm cuối đời nhưng vì tin vào SCB, tin vào Trương Mỹ Lan mà bị mất tiền. Vì vậy, bằng mọi giá, bị cáo cũng phải trả hết cho người dân, hoàn cảnh của bị cáo quá bi đát, mong HĐXX tạo điều kiện để một lòng, một dạ để khắc phục. Mong VKS, HĐXX làm rõ việc ai là người ra chủ trương phát hành trái phiếu", bị cáo Lan bật khóc.
Ngoài ra, bà cho biết mình đang có 1 siêu dự án tại trung tâm TP.HCM có giá trị gấp 3 lần tòa nhà Timesquare và không bị kê biên. Nếu cần thiết, bà sẽ sử dụng để khắc phục hậu quả.
Trong phần xét hỏi buổi sáng, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng nêu và cho rằng từ năm 2018 đến năm 2020, bà Trương Mỹ Lan là người đã đề ra chủ trương, chỉ đạo các đồng phạm sử dụng 4 công ty: An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra, phát hành 25 mã trái phiếu "khống", bán cho các nhà đầu tư, thu về tổng số tiền 30.081 tỷ đồng.
Các bị cáo đều khai thực hiện theo chỉ đạo, là người làm công ăn lương, tin tưởng các chủ trương do Trương Mỹ Lan đề ra. Họ rất hối hận và không hình dung được hành vi của mình đã gây ra thiệt hại quá lớn cho người dân. Những người này hứa cố gắng sắp xếp tài chính để khắc phục hậu quả vụ án, xin HĐXX khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt.
Sao chép thành công