Báo Tuổi Trẻ Online,

Zona thần kinh có xu hướng gia tăng

Nội dung bài viết được lấy tự động vào lúc 10:02:53 04/10/2024 theo đường link https://tuoitre.vn/zona-than-kinh-co-xu-huong-gia-tang-20241003225346073.htm
Đảm bảo nội dung là mới nhất, chính xác nhất và tôn trọng bản quyền về nội dung của tác giả. Hệ thống tự động chuyển về bài viết gốc trong 30 giây. Nếu bạn muốn ở lại trang này để đọc nội dung do hệ thống thu thập tự động, vui lòng click
Các bệnh viện ghi nhận rất nhiều ca mắc zona thần kinh trong mỗi năm, có ca gặp biến chứng, đặc biệt ở người cao tuổi, người có bệnh nền. Số ca mắc zona thần kinh có xu hướng gia tăng sau dịch COVID-19. Tiêm ngừa - Ảnh: BVCC
Theo Bệnh viện Da liễu TP.HCM, số bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh đến khám, điều trị tại bệnh viện này cũng có xu hướng tăng lên, trong đó có nhiều ca zona thần kinh nặng do chữa bệnh bằng phương pháp đi khoán (vẽ khoán tức vẽ mực khoanh vùng mụn nước lại).
Đau thần kinh sau zona không chỉ làm suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống mà còn khiến tinh thần người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng. Nhiều bệnh nhân bị biến chứng đau thần kinh sau zona còn bị suy kiệt do các cơn đau kéo dài hàng chục năm, thậm chí dai dẳng suốt cả cuộc đời.
PGS Hoàng Thị Lâm
Từng bị thủy đậu đều có thể bị zona thần kinh Riêng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, mỗi năm tiếp nhận khoảng 1.000 ca bệnh zona thần kinh, trong đó 15-20% các trường hợp mắc bệnh zona thần kinh bị biến chứng do người bệnh tự chữa trị tại nhà.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, giám đốc y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho hay cả thủy đậu và zona thần kinh đều do cùng một tác nhân gây bệnh, đó là vi rút Varicella Zoster (VZV). Bất kỳ ai từng mắc thủy đậu đều có thể bị zona thần kinh.
Nguyên do là sau khi khỏi bệnh thủy đậu , vi rút không bị đào thải hoàn toàn mà "ngủ đông" ở các rễ hạch thần kinh. Chúng tái hoạt động gây bệnh zona thần kinh khi gặp điều kiện thuận lợi như tuổi cao, suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh lý nền, căng thẳng, lo toan trong cuộc sống...
Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 99% những người trên 50 tuổi đã mắc thủy đậu mặc dù có thể không nhớ rõ triệu chứng hoặc có thể bệnh nhẹ không có biểu hiện rõ ràng.
Tại Việt Nam, nguy cơ mắc zona thần kinh tăng mỗi năm do những người trưởng thành từng tiếp xúc với vi rút thủy đậu cùng hàng ngàn ca mắc thủy đậu mỗi năm, thêm vào đó là tình hình già hóa dân số, mỗi người có thể mắc cùng lúc nhiều bệnh mạn tính...
Zona thần kinh biểu hiện ở người mắc với các ban đỏ, mụn nước, bọng nước tập trung thành đám, thành chùm dọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên, thường sẽ bị một bên của cơ thể. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp của bà Bùi Thị Thanh Hải, 72 tuổi, ngụ ở TP Thủ Đức, TP.HCM là một ví dụ. Bà Hải kể mắc zona thần kinh 3 năm trước và tái phát nhiều lần, gây đau đớn khó chịu ở các vùng khác nhau của cơ thể như vùng môi, mắt, trán.
Lần bị nặng nhất là các mụn nước zona mọc ở vùng mắt gây sưng to ảnh hưởng thị lực khiến bà nhìn mờ hơn trước nhiều.
"Mỗi lần mắc bệnh, tôi đều không thể làm được việc gì. Căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần của tôi. Tôi rất sợ và ám ảnh các đợt tái phát của bệnh..." - bà Hải nói.
Nhổ hết răng cũng không hết được cơn đau Hiện nay nhiều người trên các hội nhóm mạng xã hội hay hướng dẫn nhau các mẹo dân gian để trị zona như nhai đọt mướp đắng, hạt đậu xanh đắp lên vết mụn nước hay bôi dầu gió, thoa mật ong, vẽ khoán tức vẽ mực khoanh vùng mụn nước lại. Vậy điều trị theo các mẹo này có hiệu quả không?
Bác sĩ CKII Vũ Thị Phương Thảo - ủy viên Ban chấp hành Hội Da liễu Việt Nam, trưởng khoa lâm sàng 1 Bệnh viện Da liễu TP.HCM - cho biết mụn nước zona đi theo phân bố dây thần kinh nên thường mọc ở một nửa bên cơ thể.
Zona thần kinh được điều trị tốt nhất bằng thuốc kháng vi rút trong vòng 72 giờ tính từ khi có tổn thương. Việc gãi vết thương hoặc vẽ khoán, đắp đậu xanh, các lá thuốc nam, chữa thầy lang sẽ làm lỡ thời gian điều trị, tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây loét, kích ứng da. Người có bệnh lý nghi ngờ zona nên đến bác sĩ để điều trị kịp thời.
PGS Hoàng Thị Lâm - trưởng khoa miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM - cho biết vi rút trú ngụ trong các rễ hạch thần kinh vẫn tiếp tục gây ra các triệu chứng đau đớn dai dẳng kéo dài nhiều tháng, nhiều năm cho người bệnh sau khi thương tổn zona đã lành. Có đến 30% trường hợp có tình trạng đau dây thần kinh sau zona. Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh. Người trên 50 tuổi có nguy cơ đau sau zona cao gấp 15 - 25 lần so với người dưới 30 tuổi.
Các bác sĩ cho biết đau thần kinh sau zona biểu hiện bằng các cơn đau nhức, bỏng rát dữ dội. Cơn đau được mô tả như có gai nhọn đâm qua da, như bị bỏng nước sôi, đau dữ dội ở xương sườn..., thậm chí mức độ đau của zona còn được mô tả nặng nề hơn cơn đau của phụ nữ trong quá trình sinh đẻ. Có trường hợp zona thần kinh gây đau nhức ở vùng mặt khiến người bệnh tưởng là đau răng, đi nhổ hết hàm răng cũng không thấy hết đau.
Bệnh nhân bị đau thần kinh sau zona thường được sử dụng thuốc giảm đau, trường hợp khó kiểm soát phải sử dụng thêm thuốc chống trầm cảm. Các biện pháp điều trị chỉ giúp cải thiện phần nào chứ không điều trị dứt điểm được
Lưu ý các biến chứng Theo các bác sĩ, bên cạnh biến chứng thường gặp về thần kinh, bệnh nhân còn gặp nhiều biến chứng ở các cơ quan khác. Các biến chứng này bao gồm tổn thương da, đau đớn mức độ cao, đau thần kinh dai dẳng, mù lòa, liệt mặt, viêm phổi, viêm gan, viêm não, viêm màng não, đột quỵ...
Để chủ động phòng zona thần kinh tối ưu, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tiêm vắc xin thủy đậu và vắc xin zona thần kinh, theo dõi sức khỏe, tập thể dục đều đặn, ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý...
Khi có tổn thương zona xuất hiện, nhất là ở các vị trí nhạy cảm như nửa bên mặt phải hoặc mắt, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu khám ngay để hạn chế tổn thương mắt, tránh nguy cơ giảm thị lực hoặc mù lòa, sẹo vùng mặt.
Hiện vắc xin zona thần kinh do Hãng dược phẩm GSK sản xuất đã được Bộ Y tế phê duyệt. Là đối tác chiến lược toàn diện với nhà sản xuất, Hệ thống tiêm chủng VNVC sẽ triển khai tiêm vắc xin này đầu tiên tại Việt Nam từ đầu tháng 10.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe người bệnh - Ảnh: BVCC
Tư vấn trực tuyến về bệnh và vắc xin zona thần kinh Để giúp nhiều người có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này, báo Tuổi Trẻ kết hợp với Hệ thống tiêm chủng VNVC tổ chức buổi tư vấn trực tuyến "Sự nguy hiểm của zona thần kinh (giời leo), thủy đậu & giới thiệu vắc xin mới" từ lúc 10h30 đến 12h ngày 4-10-2024.
Các chuyên gia tham dự buổi tư vấn trực tuyến gồm có:
* PGS Hoàng Thị Lâm , trưởng khoa miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
* TS Lê Văn Tuấn , giám đốc Trung tâm khoa học thần kinh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
* BS CKI Bạch Thị Chính , giám đốc y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chương trình cũng sẽ được livestream trên các kênh:
* Fanpage, YouTube của Hệ thống tiêm chủng VNVC
* Tuổi Trẻ Online, Fanpage & YouTube báo Tuổi Trẻ
* VTV8 - Đài Truyền hình Việt Nam
* Fanpage Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long & YouTube Truyền hình Vĩnh Long
* Các kênh truyền thông fanpage, YouTube của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome.
Triệu chứng của bệnh zona Theo các bác sĩ, bệnh zona thường bắt đầu với những cảm giác bất thường như ngứa, rát hoặc ngứa ran ở một vùng da ở một bên cơ thể.
Một số người cũng bị sốt, mệt mỏi hoặc đau đầu. Trong vòng 1 - 2 ngày, phát ban mụn nước xuất hiện ở một bên của cơ thể theo mô hình giống như dải.
Phát ban bệnh zona thường ảnh hưởng đến thân (ngực, bụng và lưng). Tuy nhiên, phát ban có thể xuất hiện trên hầu hết các bộ phận của cơ thể.
Cơn đau của bệnh zona có thể nhẹ hoặc dữ dội và bỏng rát. Đau có thể bắt đầu vài ngày trước khi phát ban xuất hiện.
Cơn đau chỉ giới hạn ở các phần da bị ảnh hưởng bởi phát ban, nhưng nó có thể nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày và giấc ngủ. Đau thường nặng hơn ở người lớn tuổi.
Trong vòng 3 - 4 ngày, các mụn nước giời leo có thể trở thành vết loét hở. Ở những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, vết loét sẽ đóng vảy và không còn lây nhiễm vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, và phát ban thường biến mất trong vòng 3 - 4 tuần.
Sao chép thành công