Khởi nghiệp với nền tảng sáng tạo tại Đại học Bách khoa Hà Nội
(1) Nền tảng truyền thống
Với định hướng là một trường đại học nghiên cứu, hoạt động khoa học và sáng tạo luôn được gắn liền với hoạt động đào tạo nguKhởi nghiệp với nền tảng sáng tạo tại Đại học Bách khoa Hà Nội
(1) Nền tảng truyền thống
Với định hướng là một trường đại học nghiên cứu, hoạt động khoa học và sáng tạo luôn được gắn liền với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, được cụ thể hóa trong khẩu hiệu “sinh viên Đại học Bách Khoa học tập - nghiên cứu và sáng tạo”.
Không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, thực tế hoạt động khoa học công nghệ trong sinh viên đã được quan tâm và triển khai trên 30 năm nay tại nhà trường với kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt trong những năm gần đây, triển lãm sản phẩm nghiên cứu và sáng tạo của sinh viên đã thực sự trở thành ngày hội với sự tham gia của hàng ngàn sinh viên với trên 400 công trình dự thi, sự quan tâm của các doanh nghiệp và truyền thông trong nước. Trong đó, số lượng đề tài có sản phẩm thực tế gắn liền với xu hướng và nhu cầu xã hội ngày càng tăng, với những sản phẩm tiêu biểu như xà phòng đen, máy bay tự lái dùng năng lượng mặt trời, máy phay gỗ CNC cho làng nghề, các ứng dụng trên mạng xã hội, xử lý môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chủ trương hiện nay của nhà trường là tiếp tục phát huy các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, vốn là thế mạnh của nhà trường, và đồng thời đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm hữu ích, gắn trực tiếp với nhu cầu phát triển của xã hội.
(2) Cơ hội và thách thức
Hiện nay, vấn đề khởi nghiệp đã và đang là câu chuyện thời sự, kinh tế quốc tế, và trong thời gian gần đây ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội và của lãnh đạo quốc gia.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã có một số quy định liên quan đến hỗ trợ khởi sự kinh doanh như Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó tập trung vào các vấn đề đào tạo khởi sự kinh doanh, hỗ trợ kỹ thuật và bảo lãnh tín dụng, cấp vốn thông qua Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngày 15/10/2016, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch số 532- KH/TWĐTN-ĐKTHTN về việc tổ chức chương trình Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2016-2021, trong đó có một số nội dung về tư vấn, hỗ trợ đối với sinh viên về các thông tin, môi trường kinh doanh, cung cấp các thông tin về tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư hỗ trợ khởi nghiệp. Gần đây nhất là Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” do Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016, trong đó tập trung vào hỗ trợ nâng cao năng lực cung cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết nối nhà đầu tư, truyền thông, nguồn lực trong nước và quốc tế cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
Mục tiêu của nền kinh tế của Việt Nam phát triển theo hướng Công nghiệp hóa và hiện đại hóa, điều này đòi hỏi phải có sự ra đời của doanh nghiệp khởi nghiệp dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong khoa học công nghệ, với quy mô lớn, vừa và nhỏ. Để thực hiện chủ chương này, chúng ta cần tinh thần khởi nghiệp của sinh viên và sự vào cuộc của các trường đại học.
(3) Định hướng hoạt động
Với vai trò là một trường đại học kỹ thuật với truyền thống lâu đời, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận thức được vai trò của mình trong khởi nghiệp và đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo. Trong đó, cụ thể chủ trương của nhà trường trong giai đoạn hiện nay là
Lấy sáng tạo làm nền tảng của khởi nghiệp,
Đưa tinh thần khởi nghiệp vào tư duy của mỗi sinh viên ngay từ những năm đầu tiên,
Sử dụng nghiên cứu và sáng tạo làm động lực cho việc học sâu và học chủ động,
Trang bị các kiến thức kỹ năng cụ thể về sáng tạo và khởi nghiệp cho các sinh viên quan tâm,
Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong nhà trường nhờ sự kết nối với các bên sử dụng nhân lực, kết nối đa ngành đa lĩnh vực trong đào tạo.
(4) Các nội dung đã triển khai
Với những đặc thù trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu của nhà trường, một số nội dung tiêu biểu đã được mạnh dạn triển khai như:
Xây dựng hệ thống doanh nghiệp của nhà trường BKHolding với Hệ thống Doanh nghiệp spin-off trong trường đại học đầu tiên của Việt Nam
Hướng nghiệp cho sinh viên từ giai đoạn tiềm năng qua hoạt động Open Day và tiếp theo đó là tư vấn ngành nghề và kết nối doanh nghiệp trong suốt quá trình học tập tại nhà trường, tạo môi trường cho hệ sinh thái khởi nghiệp ngay trong quá trình đào tạo, tăng cường nhận thức về khởi nghiệp và tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và khởi nghiệp.
Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các khái niệm về khởi nghiệp, đối thoại với doanh nghiệp và các cựu sinh viên thành đạt. Dựa trên mạng lưới cựu sinh viên để huy động các cựu sinh viên thành đạt trở thành cố vấn cho các nhóm khởi nghiệp.
Thiết lập các câu lạc bộ sáng tạo của sinh viên được hỗ trợ chuyên môn từ các khoa viện. Trên cơ sở đó xây dựng chương trình sáng tạo và khởi nghiệp riêng trong môi trường Bách khoa, được triển khai dài hơi trong kế hoạch năm học thường niên. Trong đó, nhà trường chú trọng tạo điều kiện để các đề tài tiềm năng nhất của sinh viên có thời gian và kinh phí để triển khai các sản phẩm sáng tạo dạng prototype.
Tạo không gian và hoạt động đào tạo hỗ trợ cho những sinh viên đã sẵn sàng khởi nghiệp tại BKHUP. Trong diện tích 1100 m2 được thiết kế theo dạng coworking space này, nhà trường phối hợp với các đối tác triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn cho sinh viên, tổ chức Hội thảo thường kỳ với sự xuất hiện của các diễn giả trong và ngoài nước về các chủ đề liên quan đến xu hướng công nghệ, huấn luyện kỹ năng liên quan tới khởi nghiệp, tổ chức hoạt động thường niên tìm kiếm các hạt giống khởi nghiệp xuất sắc và thu hút các nhà đầu tư.
(5) Các nội dung sẽ triển khai
Trong thời gian tới, các hoạt động nghiên cứu – sáng tạo và khởi nghiệp tại nhà trường sẽ tiếp tục được đẩy mạnh thông qua các hoạt động như:
Đưa nội dung về khởi nghiệp vào chương trình đào tạo cho sinh viên năm đầu,
Xây dựng đội ngũ giáo viên nguồn hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo trong sinh viên,
Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận hơn nữa với các chương trình đào tạo kỹ năng và kiến thức sáng tạo và khởi nghiệp,
Xây dựng BK-Fablab trong khuôn viên trường để sinh viên có thể chế thử các prototype,
Tạo cơ chế sử dụng mở cho các không gian như BKHUP, BK-FabLab để thu hút sự tham gia của các đối tượng trong xã hội, tạo một hệ sinh thái khởi nghiệp phong phú.
(6) Tổng kết
Sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo là xu hướng của các tổ chức đào tạo kỹ thuật trong và ngoài nước. Phát huy thế mạnh của mình và kịp thời nắm bắt triển khai các hoạt động ngắn và dài hạn phục vụ cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy các chỉ số khởi nghiệp của quốc gia, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
About
Thông tin cập nhật về Hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong sinh viên Đại học Bách khoa Hà
[BK-V.IDEAS 2023] CNTT.02
🌟 XÁC ĐỊNH KHOẢNG SÁNG SAU GÁY CỦA THAI NHI BẰNG ẢNH SIÊU ÂM
▶️ Sinh viên: Bùi Văn Sơn
▶️ Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn...